Kenton Residences bất động

Đường Nguyễn Hữu Thọ (đi qua quận 7 và huyện Nhà Bè,) là trục đường có khá nhiều dự án chung cư, giúp khu Nam TPHCM ngày càng sầm uất. Nhưng cũng trên con đường này cụm căn hộ, trung tâm thương mại (TTTM) Ken Ton Residence do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Tài Nguyên làm chủ đầu tư với hơn 1.000 căn hộ xây thô đã “bất động” từ hơn 3 năm.

Đường Nguyễn Hữu Thọ (đi qua quận 7 và huyện Nhà Bè,) là trục đường có khá nhiều dự án chung cư, giúp khu Nam TPHCM ngày càng sầm uất. Nhưng cũng trên con đường này cụm căn hộ, trung tâm thương mại (TTTM) Ken Ton Residence do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Tài Nguyên làm chủ đầu tư với hơn 1.000 căn hộ xây thô đã “bất động” từ hơn 3 năm.

Năm 2002, dự án Kenton Residence được Tài Nguyên đầu tư để trở thành dự án vào loại nhất nhì tại khu vực vào thời điểm đó. Dự án xây dựng trên khuôn viên 9,1ha, có 1.640 căn hộ chia làm 3 loại đều có 3 phòng ngủ, diện tích từ 125-139m2, căn hộ penthouse 4 phòng ngủ (2 tầng và vườn mái) diện tích 390m2, trung tâm mua sắm và giải trí rộng 20.000m2.

Ngoài ra còn có 2.500m2 hồ bơi với bể bơi dành riêng cho người lớn và trẻ em, các phòng sinh hoạt cộng đồng dành cho dịp lễ, tiệc của cư dân, khu vườn treo trên đảo giữa hồ là nơi thư giãn và đọc sách, đường chạy bộ, khu mua sắm sang trọng với 2 siêu thị lớn, phòng khám quốc tế và các tiện ích khác như phòng tập thể dục, trung tâm thẩm mỹ, bar, nhà hàng, khu trò chơi điện tử cho trẻ em, công viên, khu thể thao ngoài trời, vườn thủy tạ, bến thuyền, sân khấu ngoài trời...

Trung bình mỗi hộ gia đình tại đây sẽ có chỗ để 1 ô tô và 2 xe máy. Nơi để xe được điều khiển tự động bằng thẻ. Đây là phương pháp mới và tân tiến nhất hiện nay ở các nước phát triển trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Cuối tháng 1-2010, Tài Nguyên chính thức đưa 100 căn hộ đầu tiên thuộc dự án Kenton Residences ra thị trường với giá bán cao nhất hơn 40 triệu đồng/m2, căn hộ lớn nhất có giá trên 20 tỷ đồng. Sau sự kiện mở bán, chủ đầu tư cho biết đã có 64 khách hàng giao dịch thành công. Tuy nhiên, đúng thời điểm này thị trường BĐS gặp khó khăn và tuột giá thê thảm.

Chủ đầu tư liên tục đưa ra nhiều chính sách bán hàng nhưng vẫn không thể cứu vãn tình thế, dự án bị đóng băng, tranh chấp xảy ra với đối tác… Chủ đầu tư đã nỗ lực trả lại tiền cho khách hàng đã mua và tìm giải pháp mới. Nhưng từ đó đến nay dự án vẫn bất động.

Toàn bộ dự án hiện nay là những khối bê tông xám xịt, khu nhà mẫu, công viên rơi vào cảnh hoang tàn đổ nát. Công trình chỉ có vài bảo vệ được thuê để trông coi. Giới đầu tư kinh doanh BĐS tỏ ra tiếc nuối khi chủ đầu tư bỏ qua cơ hội vàng để đưa dự án ra thị trường. Theo đó, khi dự án được công bố bán lần đầu tiên công trình đã xây dựng đến tầng 9. Nghĩa là trong thời kỳ vàng son của thị trường, chủ đầu tư hoàn toàn có thể bán một số lượng lớn căn hộ đủ để hoàn thiện dự án.

Phân tích về sự thất bại của dự án, ngoài nguyên nhân bỏ lỡ nói trên, giới chuyên gia cho rằng dự án được bán giá quá cao nên đầu tư cao, diện tích căn hộ quá lớn so với nhu cầu, nên khi thị trường khủng hoảng chủ đầu tư không thể hạ giá bán. Trao đổi với ĐTTC, ông Vũ Anh Tâm, Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Tài Nguyên, cho biết dự án vẫn bế tắc đầu ra. Trước đó, BIDV và TCT Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam đã ký kết tài trợ cho dự án với số tiền 990 tỷ đồng.

Các tin khác