Đây cũng là bằng chứng rõ ràng khẳng định việc Việt Nam đã xác lập chủ quyền của mình từ rất lâu ở 2 quần đảo này.
Giá trị đặc biệt của phân chim
Theo ông Thanh, lịch sử ghi lại hình ảnh vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong bộ chiến bào sạm đen khói súng dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào thành Thăng Long giữa tiếng reo hò hân hoan của binh lính và dân chúng kinh thành. Đội quân của vua Quang Trung trong 5 ngày đã tiêu diệt 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh (trong khi theo hịch của tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị thì đội quân nhà Thanh khi đó có 50 vạn quân và 50 vạn phu, tổng cộng là 1 triệu quân).
Vì sao mà chiến bào của vua Quang Trung lại sạm đen khói súng? Đó là vì thời đó không chỉ đội quân của vua Quang Trung mà cả thế giới sử dụng thuốc nổ đen với thành phần chính là diêm tiêu (75%), bột than củi giã mịn (15%), lưu huỳnh (10%). Thành phần của thuốc súng hay là thuốc nổ đen chủ yếu là diêm tiêu mà diêm tiêu là từ phân chim và phân dơi mà có”, ông Thanh cho biết.
Nhìn ra thế giới, vua Anh George I (1660-1727) đã có một đạo luật đặc biệt là tất cả phân chim thuộc về nhà vua, ai mà lấy dù một chút phân chim thôi thì có thể bị xử tử. Khi đó, giá của phân chim ngang bằng giá của bạc. Vua Anh đã làm như vậy vì phân chim chính là thuốc súng mà súng là sức mạnh của nhà vua của đất nước đã chiếm được nửa thế giới.
Sau đó, nước Mỹ đã có một đạo luật rất đặc biệt đó là Đạo luật phân chim. Phần đầu của Đạo luật Phân chim ghi rõ: “Bất cứ công dân nào của Mỹ tìm được tích trữ phân chim trên bất cứ hòn đảo nào, đá nào, bãi cát nào mà không thuộc quyền pháp lý của chính quyền khác và không bị công dân của chính quyền khác chiếm cứ thì sẽ thuộc về Mỹ”.
Hỏa cầu của quân đội thời Tây Sơn được khai quật |
Mỹ dùng cách để chiếm cứ, sở hữu các hòn đảo, bãi đá này một cách hòa bình. Thậm chí, đạo luật quy định chính phủ Mỹ có trách nhiệm mang quân đội bảo vệ quyền sở hữu các đảo có phân chim đó.
Thế kỷ 17-18, người Mỹ coi phân chim quan trọng vì thực dân châu Âu khi đó có một thứ vũ khí vượt trội là súng cho phép họ chiến thắng người bản địa da đỏ. Súng sử dụng thuốc súng với thành phần chính là diêm tiêu và diêm tiêu được sản xuất từ phân chim. Nhờ đó, thực dân châu Âu chiếm được cả châu Mỹ.
“Đạo luật phân chim của Mỹ đã mô tả các đảo như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam chúng ta. Trên các quần đảo đó có một lượng phân chim, phân dơi khổng lồ. Phân chim và dơi giàu phốt pho, là nguồn nguyên liệu vô tận để làm thuốc súng (hay còn gọi là thuốc nổ đen). Hoàng Sa, Trường Sa chính là nguồn thuốc súng vô tận đủ để vua Quang Trung khẳng định được sức mạnh quân đội vượt trội của mình”, ông Thanh phân tích.
Người Việt đã làm chủ công nghệ vũ khí hiện đại từ rất sớm
Ở Việt Nam, chưa rõ súng được sử dụng lần đầu tiên trong quân đội Đại Việt từ khi nào, còn chính sử lần đầu tiên đề cập đến việc sử dụng súng đó là sự kiện trong trận đánh trên sông Hải Triều (nay là khúc sông giáp với hai huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên và huyện Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình), tướng nhà Trần là Trần Khát Chân đã sai quân dùng súng bắn vào thuyền chiến, giết chết vua Chiêm là Chế Bồng Nga.
Đến thời nhà Hồ, súng đã được sử dụng phổ biến, thậm chí nhà Hồ còn chế tạo cả pháo với chủng loại khác nhau. Sách “Việt kiệu thư” cho biết, chỉ tính riêng trong trận Lục Giang ngày 21 tháng 02 năm Đinh Hợi (1407) giữa quân nhà Hồ với giặc Minh xâm lược, các loại súng pháo sử dụng nhiều, tên đạn trận đó “bắn ra như chớp giật”.
Về sau, súng hỏa mai là thứ vũ khí phổ dụng kể từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Các vua chúa phong kiến khi đó như vua nhà Lê, vua nhà Mạc, chúa Trịnh, chúa Nguyễn đều trang bị súng hỏa mai với số lượng khổng lồ cho quân đội. Sử sách lẫn văn học đều ghi chép các trận đánh thời đại này là “đạn bay như sao sa”.
Chúa Trịnh đã được đặt cho cái biệt danh là “thủy vương” vì có một lực lượng hải quân khá hùng hậu trong khi Chúa Nguyễn được gọi là “hỏa vương” vì quân đội miền nam được trang bị khí giới đầy đủ và tân tiến hơn. Đó cũng là lý do tại sao Đàng Trong tuy kém thế hơn nhưng vẫn cầm cự được mà không bị đánh bại .
Ca dao Đàng Trong thời đó đã ghi lại hình ảnh người lính thú: “Ngang lưng thì thắt đai vàng/Đầu đội nón dấu vai mang súng dài/Một tay thì cắp hỏa mai Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền”.
Như vậy, chúng ta thấy rõ đã từ rất lâu, trước thời vua Quang Trung, quân đội Đại Việt đã được trang bị rất nhiều loại súng, pháo thần công. Mà súng, pháo thì rất cần thuốc súng tức là cần phân chim, phân dơi.
Vậy rõ ràng phần chim, phân dơi là nguồn gốc sức mạnh của tất cả các triều đại phong kiến Việt Nam, từ phát bắn tiêu diệt vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga đời nhà Trần , trải qua nhà Hồ, nhà Lê, thời Trịnh, Nguyễn phân tranh tới thời Tây Sơn của hoàng đế Quang Trung.
Điều này có thể khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa có nguồn phân dơi và phân chim khổng lồ, rất quan trọng đối với quân đội Đại Việt của vua Quang Trung trong chiến dịch đại phá quân Thanh năm 1789 và khẳng định sức mạnh vượt trội của quân đội Đại Việt.
Tranh vẽ mô phỏng tượng binh quân Tây Sơn dùng súng hỏa hổ |
Phân chim, phân dơi trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ cung cấp diêm tiêu để làm thuốc súng mà còn cung cấp một thứ vũ khí khác biệt để quân đội Đại Việt của vua Quang Trung chỉ trong có 5 ngày tiêu diệt đội quân xâm lược nhà nghề, từng mở rộng gấp đôi lãnh thổ Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của ông Thanh (nghiên cứu này đã được sự xác nhận của các đồng nghiệp là các chuyên gia vũ khí từ NPO ALMAZ, Nga), thứ vũ khí để giúp quân đội Đại Việt của vua Quang Trung có thể chiến thắng chóng vánh quân Thanh chính là phốt pho. Phốt pho có rất nhiều từ phân chim và phân dơi trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các “hỏa cầu” từ thời vua Quang Trung trong bảo tàng có vỏ gang rất dày, hoàn toàn không bị vỡ ra như chúng ta thường thấy ở lựu đạn ngày nay.
Thuốc nổ đen thời đó khá yếu, vì thế nếu mảnh có văng ra thì cũng không nguy hiểm. Hỏa cầu của Tây Sơn được thiết kế với thành dày để khi nổ thì quả cầu đó không vỡ, tạo áp suất tống một thứ hoá chất, như mô tả của quân Thanh: “Nó (chỉ hỏa hổ-hỏa cầu) nhanh như sấm chớp, nóng như thò tay vào vạc dầu. Quân có tinh nhuệ đến mấy cũng không thể nào tránh và chống đỡ được. Gặp vũ khí này thì gươm đao cũng thành vô hiệu, các dụng cụ công thành, khiên mác cũng hóa vô dụng”.
Ngoài hỏa cầu phốt pho, quân Tây Sơn còn có “hỏa hổ” nhìn rất đơn giản chỉ là ống đồng nhưng sức mạnh của “hỏa hổ” đã được sử sách ghi lại khi đối đầu với quân Trịnh rằng “quân Tây Sơn lấy ống hỏa hổ tung ra, quân Trịnh đều tan vỡ, vứt gươm, bỏ giáo, xô nhau chạy trốn thể như núi đổ, chồng chất đạp lên nhau mà chết”.
Còn theo ghi chép của sử sách nhà Nguyễn về cấu trúc của hỏa hổ: “Tháng Sáu năm thứ 51 (tức năm Bính Ngọ 1786), Nguyễn Nhạc, Nguyễn Văn Huệ công thành, nghe nói có đến hơn 5 vạn quân, khí giới của chúng phần lớn là giáo mác và hỏa đồng còn có tên là hoả hổ, có bầu lớn, dài chừng một thước (khoảng 30cm), khi lâm trận phun lửa, trong ống tống nhựa thông ra, trúng phải đâu, lập tức bốc cháy”
Kỹ sư Thanh đã nghiên cứu kỹ lưỡng “hỏa hổ” và được sự xác nhận của các chuyên gia vũ khí hàng đầu của Nga thì đã quá rõ ràng: nhựa thông được tống từ “hỏa hổ” ra trùng hợp với vũ khí lửa Hy Lạp từ thế kỷ 12 của người Arab, đó là nhựa thông có trộn phốt pho nên không cần mồi , khi hỗn hợp nhựa thông trộn phốt pho gặp không khí vì có phốt pho nên lập tức tự bốc cháy với nhiệt lượng cực lớn và không dập tắt được”.
Theo kỹ sư Thanh, ngày nay, hình ảnh của pháo hoa cũng có thể xem là hình ảnh của “hỏa hổ” của thời Tây Sơn khai hỏa vì pháo hoa và hỏa hổ của Tây Sơn có cùng một nguyên lý chung: đều là một quả đạn có phần nổ và phần đầu đạn được làm thành một khối với cái ngòi thò ra phần đầu “hỏa hổ”.
Đốt ngòi đó thì thuốc nổ đen sẽ tống phần đầu ra, rồi phần đầu sẽ nổ tung , đối với pháo hoa là các hạt tạo mầu sắc còn với hỏa hổ Tây Sơn thì là hỗn hợp nhựa thông trộn phốt pho gây ra hiện tượng tự cháy khi gặp không khí với nhiệt lượng cao và không dập tắt được, đúng như chính sử nhà Nguyễn đã ghi .