Thế nhưng, để đưa được hàng vào những chuỗi phân phối này khá khó khăn.
Thiếu vốn vì thời gian thanh toán dài
Ông Nguyễn Quốc Duẩn, Tổng giám đốc Công ty Song Nam - chuyên doanh xuất khẩu rau quả, cho biết hiện nay cái khó của nhiều DN là vấn đề tài chính còn hạn chế. Theo ông Duẩn, khi xuất hàng vào các mạng phân phối của nước ngoài, thời gian thanh toán luôn trong khoảng 35-40 ngày, thậm chí có một số quốc gia kéo dài tới vài tháng, đó là chưa kể thời gian vận chuyển hàng hóa cũng khá dài nếu đi bằng đường biển.
Song, điều khó khăn là siêu thị ngoại thường yêu cầu một số lượng hàng rất lớn, nên số tiền DN phải bỏ ra trước không hề nhỏ, thậm chí quá sức với nhiều DN. “Bộ Công Thương khi triển khai Đề án thúc đẩy DN Việt Nam trực tiếp tham gia các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2020 có tính đến vấn đề này cho DN hay không? Phải có hệ thống ngân hàng trợ giúp DN, nếu không DN dễ chết đứng” - ông Duẩn nói.
Trước khi nhận được phản hồi của Bộ Công Thương, ông Trần Thanh Hải, đại diện Central Group Việt Nam (chủ chuỗi siêu thị Big C Việt Nam), cho biết hiện Central Group Việt Nam đã thành lập riêng một công ty chuyên thu mua hàng xuất khẩu và có điều kiện riêng về tài chính nhằm giúp các DN giảm bớt khó khăn về tài chính. “Thường các siêu thị 45 ngày mới thanh toán, nhưng chúng tôi thanh toán sớm hơn, trả tiền trực tiếp cho DN Việt Nam tại Việt Nam” - ông Hải nói. Tuy nhiên, không phải chuỗi siêu thị nào cũng làm được như Central Group.
Đại diện siêu thị Auchan (Pháp) cho biết thông thường các siêu thị luôn trả chậm để biết chất lượng hàng hóa. Auchan đánh giá cao cách làm của Central Group nhưng hiện Auchan vẫn chưa thể triển khai việc này. Với khó khăn khi chuỗi phân phối nước ngoài luôn đòi hỏi một lượng hàng lớn, đại diện Auchan cho rằng nếu các DN Việt Nam đi cùng nhau sẽ dễ thành công hơn. Phải có sự dẫn dắt của hiệp hội và các tổ chức lớn DNVVN mới có thể dễ dàng hơn khi đưa hàng vào chuỗi phân phối nước ngoài.
Một vấn đề tối quan trọng nữa khi đưa hàng vào hệ thống ngoại chính là chất lượng. Nhiều người đặt vấn đề nên ưu tiên giá thành hay chất lượng, và phía các hệ thống phân phối đều cho rằng thời nay xu hướng quan trọng nhất chính là chất lượng. Chẳng hạn, hiện nay cả thế giới đang muốn sử dụng thực phẩm hữu cơ nhưng nguồn cung vẫn chưa thấm vào đâu so với cầu. Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho sản phẩm có chất lượng.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC), cho biết dù xuất khẩu vào thị trường nào cũng phải đảm bảo chất lượng ổn định và bền vững. Hiện nay tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa đang thay đổi rõ rệt, đơn cử tại Hoa Kỳ hiện áp dụng luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm mà chúng ta lại chưa nghiên cứu và nắm rõ điều này.
Trước khi nhận được phản hồi của Bộ Công Thương, ông Trần Thanh Hải, đại diện Central Group Việt Nam (chủ chuỗi siêu thị Big C Việt Nam), cho biết hiện Central Group Việt Nam đã thành lập riêng một công ty chuyên thu mua hàng xuất khẩu và có điều kiện riêng về tài chính nhằm giúp các DN giảm bớt khó khăn về tài chính. “Thường các siêu thị 45 ngày mới thanh toán, nhưng chúng tôi thanh toán sớm hơn, trả tiền trực tiếp cho DN Việt Nam tại Việt Nam” - ông Hải nói. Tuy nhiên, không phải chuỗi siêu thị nào cũng làm được như Central Group.
Đại diện siêu thị Auchan (Pháp) cho biết thông thường các siêu thị luôn trả chậm để biết chất lượng hàng hóa. Auchan đánh giá cao cách làm của Central Group nhưng hiện Auchan vẫn chưa thể triển khai việc này. Với khó khăn khi chuỗi phân phối nước ngoài luôn đòi hỏi một lượng hàng lớn, đại diện Auchan cho rằng nếu các DN Việt Nam đi cùng nhau sẽ dễ thành công hơn. Phải có sự dẫn dắt của hiệp hội và các tổ chức lớn DNVVN mới có thể dễ dàng hơn khi đưa hàng vào chuỗi phân phối nước ngoài.
Một vấn đề tối quan trọng nữa khi đưa hàng vào hệ thống ngoại chính là chất lượng. Nhiều người đặt vấn đề nên ưu tiên giá thành hay chất lượng, và phía các hệ thống phân phối đều cho rằng thời nay xu hướng quan trọng nhất chính là chất lượng. Chẳng hạn, hiện nay cả thế giới đang muốn sử dụng thực phẩm hữu cơ nhưng nguồn cung vẫn chưa thấm vào đâu so với cầu. Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho sản phẩm có chất lượng.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC), cho biết dù xuất khẩu vào thị trường nào cũng phải đảm bảo chất lượng ổn định và bền vững. Hiện nay tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa đang thay đổi rõ rệt, đơn cử tại Hoa Kỳ hiện áp dụng luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm mà chúng ta lại chưa nghiên cứu và nắm rõ điều này.
Chính vì lẽ đó từ tháng 9-2016, Hiệp hội DN HVNCLC đã phối hợp với các bộ, ban, ngành xây dựng và ban hành bộ tiêu chí HVNCLC chuẩn hội nhập. Đến nay đã có 44 DN trong ngành thực phẩm nhận chứng nhận này.
Hàng Việt vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận kênh phân phối ngoại.
Đề án chưa trợ lực cho DN
Trước nhiều khó khăn của DN khi thâm nhập vào kênh phân phối nước ngoài, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng Đề án thúc đẩy các DN Việt Nam trực tiếp tham gia các mạng lưới phân phối nước ngoài đến năm 2020 trình Chính phủ để thực hiện các giải pháp hỗ trợ DN.
Trước nhiều khó khăn của DN khi thâm nhập vào kênh phân phối nước ngoài, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng Đề án thúc đẩy các DN Việt Nam trực tiếp tham gia các mạng lưới phân phối nước ngoài đến năm 2020 trình Chính phủ để thực hiện các giải pháp hỗ trợ DN.
Ngày 3-9-2015, đề án đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 1513/QĐ-TTg, nâng tầm thành đề án của Chính phủ triển khai trên toàn quốc. Mục tiêu cụ thể của đề án là tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài, trước mắt là các hệ thống phân phối đã có hiện diện ở Việt Nam và sau đó là các hệ thống phân phối khác.
Thực ra trong những năm qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các nhà phân phối châu Âu như Casino của Pháp, Metro Cash & Carry và Sehrgros (Đức), Makro (Séc), Coop và Conad (Italia), AEON và Lotte ở châu Á để tổ chức tuần hàng Việt Nam tại các chuỗi siêu thị này để quảng bá đến người tiêu dùng những mặt hàng có chất lượng của Việt Nam.
Thực ra trong những năm qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các nhà phân phối châu Âu như Casino của Pháp, Metro Cash & Carry và Sehrgros (Đức), Makro (Séc), Coop và Conad (Italia), AEON và Lotte ở châu Á để tổ chức tuần hàng Việt Nam tại các chuỗi siêu thị này để quảng bá đến người tiêu dùng những mặt hàng có chất lượng của Việt Nam.
Trong bối cảnh triển khai đề án hiện nay, Bộ Công Thương cũng tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ giữa các DN và các nhà phân phối nước ngoài có mặt tại Việt Nam nhằm mang lại lợi ích cho cả 2 bên.
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), muốn bán một số lượng hàng lớn vào các siêu thị ngoại phải có kho ngoại quan ở nước ngoài.
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), muốn bán một số lượng hàng lớn vào các siêu thị ngoại phải có kho ngoại quan ở nước ngoài.
Vấn đề này đã được bàn đến từ cách đây cả chục năm với đề xuất xây kho bằng ngân sách nhà nước nhưng không thành do 2 lý do: tiền của Nhà nước đưa ra nước ngoài rất khó và ngân sách còn hạn chế. Hiện nay theo đề án mới, các cơ quan của bộ đang kêu gọi và tiếp xúc với các DN tư nhân ở nước ngoài như Việt kiều, kêu gọi họ rót vốn đầu tư, còn Nhà nước hỗ trợ thông qua việc ký kết những hợp tác liên chính phủ nhằm hỗ trợ cho việc xây kho ngoại quan thuận lợi.
Chiến lược này cũng nhằm hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp vào tất cả các hệ thống phân phối lớn tại khu vực và tại các quốc gia có ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.