Khoán định mức xe buýt: Cần hợp lý hơn

Ngày 12-11, HĐND TPHCM đã có buổi làm việc với các đơn vị vận tải hành khách công cộng về hiệu quả trợ giá xe buýt và chất lượng phục vụ trên địa bàn thành phố năm 2015.

Ngày 12-11, HĐND TPHCM đã có buổi làm việc với các đơn vị vận tải hành khách công cộng về hiệu quả trợ giá xe buýt và chất lượng phục vụ trên địa bàn thành phố năm 2015.

 

Cơ chế trợ giá không ổn định, biến động không theo quy luật và còn bị phụ thuộc nhiều vào những quyết định mang tính thời điểm của các cơ quan quản lý nhà nước. Đã vậy, định mức khoán (đặt hàng) cho xe buýt thường năm sau cao hơn năm trước bất kể tình hình thực tế, xe buýt đang hoạt động ngày càng khó khăn.

Định mức khoán thường tính trên cơ sở lấy kết quả kinh doanh năm trước cộng với một tỷ lệ gia tăng nhất định theo quy định. Đáng nói, kết quả kinh doanh năm trước lại được tính từ kết quả khoán của năm trước đó...

Hậu quả của tình trạng này là tiền trợ giá mà các đơn vị vận tải nhận được ngày càng giảm, đời sống của xã viên, tài xế gặp nhiều khó khăn, ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ hành khách của họ. Các đơn vị vận tải và ngay cả các xã viên không mặn mà với việc đầu tư đổi mới phương tiện dù hầu hết xe buýt của thành phố đã xuống cấp.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TPHCM, ghi nhận những khó khăn của các đơn vị vận tải và yêu cầu Sở Giao thông Vận tải TPHCM nghiên cứu, xác định lại mức khoán cho hợp lý hơn. Tuy nhiên, ông Lâm cũng lưu ý các đơn vị vận tải phải nỗ lực, chủ động sắp xếp lại hoạt động hiệu quả hơn, bởi Nhà nước trợ giá cho người dân đi xe buýt, chứ không bao cấp cho các đơn vị vận tải.

Ông Nguyễn Văn Lâm đề nghị Sở Giao thông Vận tải nhanh chóng triển khai hệ thống vé điện tử để quản lý tốt hơn, minh bạch hơn hoạt động của hệ thống xe buýt TPHCM.

Các tin khác