Tầm quan trọng của Libor
Dù được gọi là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng Luân Đôn (thủ đô nước Anh), nhưng thực chất Libor là tiêu chuẩn tham chiếu toàn cầu và được niêm yết bằng 5 loại tiền tệ gồm: USD, EUR (Euro), GBP (bảng Anh), JPY (yên Nhật Bản) và CHF (franc Thụy Sĩ). Theo thống kê, giá trị các hợp đồng sử dụng Libor làm tham chiếu trên toàn thế giới lên tới 350.000 tỷ USD, gấp hơn 3 lần so với thị trường CP toàn cầu.
Dù được gọi là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng Luân Đôn (thủ đô nước Anh), nhưng thực chất Libor là tiêu chuẩn tham chiếu toàn cầu và được niêm yết bằng 5 loại tiền tệ gồm: USD, EUR (Euro), GBP (bảng Anh), JPY (yên Nhật Bản) và CHF (franc Thụy Sĩ). Theo thống kê, giá trị các hợp đồng sử dụng Libor làm tham chiếu trên toàn thế giới lên tới 350.000 tỷ USD, gấp hơn 3 lần so với thị trường CP toàn cầu.
Do đó, Libor được xem là phong vũ biểu, được thị trường theo dõi chặt chẽ để xác định sức khỏe tài chính của hệ thống ngân hàng. Nếu lãi suất Libor bắt đầu tăng, thì đó có thể là một dấu hiệu của sự căng thẳng tài chính. Libor cũng quan trọng đối với việc thanh toán nợ thế chấp tại Hoa Kỳ, với khoảng 1.200 tỷ USD các khoản thế chấp có tỷ lệ điều chỉnh gắn với Libor.
Libor chỉ như một chiếc “răng cưa” nhỏ trong cả cỗ máy tài chính toàn cầu, nhưng sự gia tăng của loại lãi suất này trong thời gian gần đây, có thể tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các NĐT nếu không được chú ý tới. |
Kể từ cuối năm 2017, mức Libor USD đã liên tục tăng tốc. Với phần lớn các thị trường nợ toàn cầu sử dụng Libor, một số NĐT lo ngại đây là dấu hiệu thể hiện các yếu tố cơ bản trên thị trường đang xấu đi. Theo phân tích của CTCK MB (MBS), sự gia tăng của Libor có nguyên nhân từ các yếu tố kỹ thuật hơn là những yếu tố cơ bản.
Cụ thể, Libor nhạy cảm với mọi biến động lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED). Việc FED đang triển khai kế hoạch nâng mức lãi suất trên thị trường, kéo theo Libor cũng tăng lên để phản ánh điều này.
Để tài trợ một phần cho luật thuế mới, Kho bạc Hoa Kỳ đã tăng phát hành nợ trong quý đầu tiên của năm 2018, với số tiền kỷ lục lên tới 330 tỷ USD nợ mới được phát hành. Điều này đã khiến nguồn cung trái phiếu ngắn ngày tăng đáng kể, làm giảm giá và đưa mức lợi tức tăng cao hơn.
Đặc biệt, theo đạo luật thuế mới, các công ty Hoa Kỳ có thể thu về tới gần 2.700 tỷ USD tiền mặt từ nước ngoài. Thông thường, những khoản vốn này được đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao, mà phần lớn có sử dụng Libor làm mức lãi suất tham chiếu. Khi nhiều tập đoàn rút tiền về nước, nhu cầu cho những sản phẩm liên quan đến Libor giảm, dẫn tới giảm giá và tăng lợi tức cho các sản phẩm này.
Biến động TTCK toàn cầu
Việc Libor tăng, giúp tăng mức lợi tức trên thị trường thanh khoản ngắn hạn. Trong quá khứ, sự gia tăng của lãi suất Libor thường kéo lợi tức Chứng chỉ tiền gửi (Certificates of Deposit - CD) tăng theo. Tuy nhiên, tương quan này không còn đúng trong thời gian gần đây, khi các ngân hàng rất miễn cưỡng nâng lãi suất lên cao hơn, nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tăng lợi nhuận tài chính trong ngắn hạn.
Biến động TTCK toàn cầu
Việc Libor tăng, giúp tăng mức lợi tức trên thị trường thanh khoản ngắn hạn. Trong quá khứ, sự gia tăng của lãi suất Libor thường kéo lợi tức Chứng chỉ tiền gửi (Certificates of Deposit - CD) tăng theo. Tuy nhiên, tương quan này không còn đúng trong thời gian gần đây, khi các ngân hàng rất miễn cưỡng nâng lãi suất lên cao hơn, nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tăng lợi nhuận tài chính trong ngắn hạn.
Do đó, các NĐT có xu hướng nắm giữ tiền mặt trong danh mục đầu tư, cân nhắc việc chuyển từ các CD truyền thống sang các sản phẩm gắn với Libor hấp dẫn hơn trên thị trường tiền tệ.
Sự gia tăng chi phí phòng ngừa rủi ro, có thể là trở ngại cho các NĐT quốc tế tiếp cận thị trường tiền tệ Hoa Kỳ, nhưng nó có thể giúp ích cho danh mục của các NĐT Hoa Kỳ bằng cách đầu tư vào thị trường trái phiếu toàn cầu và hưởng lợi từ chiến lược phòng ngừa rủi ro tiền tệ.
Thí dụ, trái phiếu Chính phủ Đức 10 năm chỉ mang lại mức lợi tức 0,6% khi nắm giữ bằng EUR. Nếu 1 NĐT Hoa Kỳ mua trái phiếu này và phòng ngừa rủi ro biến động EUR/USD, thì chỉ riêng chiến lược phòng ngừa rủi ro có thể giúp NĐT đạt được tỷ suất lợi nhuận 2,7%. Tổng lợi nhuận NĐT này có thể đạt được lên tới 3,3%, cao hơn lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm của Hoa Kỳ. Điều này khiến cho thị trường trái phiếu toàn cầu trở nên hấp dẫn hơn so với trái phiếu của Chính phủ Hoa Kỳ và CP trên TTCK.
TTCK Việt Nam không quá lo ngại
Trên thực tế, Indonesia và Thái Lan là những nước có dòng vốn chảy ra khỏi TTCK mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á trong thời gian gần đây, do những lo ngại liên quan đến chính trị và diễn biến của Libor. TTCK Việt Nam cũng chứng kiến đợt bán ròng rất mạnh từ ngày 6-2 sau khi FED tăng lãi suất, và trọng điểm bán mạnh nhất trong tháng 4 kéo dài đến đầu tháng 5.
TTCK Việt Nam không quá lo ngại
Trên thực tế, Indonesia và Thái Lan là những nước có dòng vốn chảy ra khỏi TTCK mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á trong thời gian gần đây, do những lo ngại liên quan đến chính trị và diễn biến của Libor. TTCK Việt Nam cũng chứng kiến đợt bán ròng rất mạnh từ ngày 6-2 sau khi FED tăng lãi suất, và trọng điểm bán mạnh nhất trong tháng 4 kéo dài đến đầu tháng 5.
Nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận, lũy kế từ đầu năm 2018, NĐTNN đã bán ròng khớp lệnh hơn 4.000 tỷ đồng trên HOSE. Trong đó, khối ngoại tập trung bán ròng mạnh vào VNM (Vinamilk), VCB (Vietcombank), HPG (Hòa Phát). Đây là con số khá lớn so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo MBS, sự thay đổi chính sách của FED và sự đảo ngược của dòng tiền ngoại khi lãi suất tăng lên, là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến TTCK toàn cầu và Việt Nam. Con số bán khớp lệnh thể hiện được xu hướng thực sự của dòng vốn và đang khớp với những gì đang diễn ra ở khu vực Đông Nam Á.
Mặc dù P/E của VN Index đã điều chỉnh khá mạnh sau đợt giảm vừa qua, nhưng so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, mức P/E của TTCK Việt Nam vẫn đang ở mức cao thứ 2 sau Philippines. Điều đó cho thấy, TTCK Việt Nam vẫn đắt hơn tương đối so với các nước cùng khu vực. Do đó, khả năng P/E sẽ còn có thể điều chỉnh về mức thấp hơn (faire value) trong thời gian tới. Tuy nhiên, khác với Indonesia thả nổi tỷ giá theo USD, Việt Nam lại neo tỷ giá vào USD. Do vậy, VNĐ ít mất giá hơn so với đồng Rupial của Indonesia, và điều này đang mang lại thành công cho thị trường Việt Nam.
Tỷ giá sẽ theo chiều hướng ổn định do trong 2 năm qua NHNN đã mua thêm 32 tỷ USD để nâng quỹ dự trữ ngoại hối lên 63 tỷ USD (tính đến hết tháng 4-2018), tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát mặt bằng lãi suất. Những yếu tố này khiến cho mức độ bán ròng cùa khối ngoại trên TTCK không quá căng thẳng như các nước trong khu vực.