Kỳ vọng “đại phẫu”

Tại hội nghị sơ kết hoạt động NH 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết thời gian tới sẽ có nhiều NH được tái cơ cấu và sẽ có những bước đột phá. Ông Bình cũng cho biết từ trước tới nay chỉ tái cấu trúc các NHTM yếu kém, quy mô nhỏ, nhưng 6 tháng còn lại của năm sẽ đẩy mạnh hơn, kể cả các NH lớn, đồng thời tập trung vào tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) phi NH (các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính…).

Tại hội nghị sơ kết hoạt động NH 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết thời gian tới sẽ có nhiều NH được tái cơ cấu và sẽ có những bước đột phá. Ông Bình cũng cho biết từ trước tới nay chỉ tái cấu trúc các NHTM yếu kém, quy mô nhỏ, nhưng 6 tháng còn lại của năm sẽ đẩy mạnh hơn, kể cả các NH lớn, đồng thời tập trung vào tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) phi NH (các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính…).

Quyết liệt tái cơ cấu

Về tái cơ cấu thông qua phương thức M&A, theo đánh giá của TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, tiến trình đã có dấu hiệu chậm lại với 2 lý do chính, đó là có thể sau một giai đoạn tái cơ cấu NHNN cần có thời gian rà soát xem xét lại khung pháp lý; Nhà nước muốn củng cố cơ sở lý luận và nguyên tắc để ứng xử tốt hơn đối với các trường hợp M&A. Vì thế, TS. Thành cho rằng trong 6 tháng còn lại của năm, tái cơ cấu sẽ được nâng lên dựa trên cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn, hệ thống lành mạnh hơn.

Trên nguyên tắc căn cứ giá trị doanh nghiệp, nếu TCTD nào không đáp ứng được vốn chủ sở hữu hoặc lỗ lũy kế ăn thâm vào vốn thì có 2 lựa chọn: “bơm” tiền vào hoặc phải bán với giá thấp nhất. Qua đó có thể hình dung hoạt động của ngành NH trong thời gian tới, nếu NH làm thực mới có thể “sống”, không còn tình trạng đầu tư vốn “ảo” và kỳ vọng lợi tức cao như trước đây.

Điều đó cũng có nghĩa, NHNN sẽ quyết liệt hơn việc tái cấu trúc, đẩy mạnh M&A để xóa sở hữu chéo thông qua “Dự thảo giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn vượt rào” tại một số TCTD vừa được NHNN đưa ra lấy ý kiến mới đây. Trường hợp, cổ đông không giảm được tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn sẽ phải chuyển nhượng lại cho NHNN và mất quyền chi phối. Như vậy không còn cách nào khác là phải thoái vốn.

Ông Nguyễn Phước Thanh, Phó Thống đốc NHNN, cho biết để có thể xóa được tình trạng cổ đông lớn thao túng NH cũng như giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, trước hết tăng cường sáp nhập, hợp nhất cũng như đẩy mạnh việc thoái vốn ngoài ngành. Tuy nhiên, muốn đẩy mạnh tái cơ cấu để giảm sở hữu chéo trong lúc này cũng không dễ, bởi thiếu nguồn lực và tiềm lực tài chính. Vì vậy, tái cơ cấu ngành hiện nay có hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào cách làm.

Dậy sóng cả NHTM lớn

Một số thương vụ M&A đang trong quá trình hoàn tất để hợp nhất, sáp nhập như: Southern Bank sáp nhập vào Sacombank, MekongBank sáp nhập vào Maritime Bank và một số NH nhỏ khác cũng đang tính M&A. Lãnh đạo Sacombank cho biết NH đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng và tính toán tỷ lệ chuyển đổi cổ phần, nhằm đảm bảo tốt quyền lợi của cổ đông 2 NH sau sáp nhập.

Vì Sacombank là NH hoạt động hiệu quả, lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt hơn 1.500 tỷ đồng (đạt trên 50% kế hoạch đưa ra cho cả năm) và có bề dày tăng trưởng tương đối bền vững. Trong khi Southern Bank kết quả hoạt động không như kỳ vọng trong những năm qua. Do đó tỷ lệ chuyển đổi cổ phần khi 2 NH này sáp nhập được xem rất quan trọng với cổ đông cả 2 bên.

Đối với làn sóng M&A giữa NHTM quốc doanh và một số TCTD, theo phân tích của một chuyên gia lĩnh vực tài chính, nếu đơn thuần là một NHTMCP quy mô lớn không có sự chi phối của Nhà nước thì chủ nhà băng đó sẽ khó có thể “ôm” một NH yếu. Tuy nhiên, dưới mô hình NHTM quốc doanh có sự chi phối của Nhà nước, khi có chỉ định phải “ôm” thêm một NH nhỏ, yếu kém sẽ không có cách nào khác để từ chối. Do đó, một NHTM quốc doanh khả năng cũng sẽ phải “ôm” thêm một NH quy mô nhỏ, yếu kém trong thời gian tới dưới sự chỉ đạo của Nhà nước.

Thương hiệu MeKongBank sắp tới đây sẽ được sáp nhập vào MaritimeBank. Ảnh: LONG THANH

Thương hiệu MeKongBank sắp tới đây sẽ được sáp nhập vào MaritimeBank.
Ảnh: LONG THANH

Theo TS. Võ Trí Thành, thị trường tài chính Việt Nam chỉ cần 20-25 NH là đủ nếu hoạt động hiệu quả và mạng lưới rộng khắp. Thực tế, ở một số nước, số lượng NH nhiều nhưng chủ yếu ở khu vực nông thôn, hoạt động tín dụng nhỏ - lẻ, chứ không phải ồ ạt lên đô thị như các NHTM Việt Nam.

Chính vì vậy cùng với áp lực tăng vốn theo quy định của Nghị định 141 làm tăng sở hữu chéo, vốn ảo và tạo cơ hội cho nhiều cổ đông lớn trong ngành thao túng với lượng cổ phần nắm giữ vượt quy định. Do đó, tới đây M&A lĩnh vực này sẽ đẩy mạnh, nhất là những NH có cùng dáng dấp một chủ sở hữu để giảm sở hữu chéo. 

Các tin khác