Được biết, động thái này là nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh đối với sản phẩm đồ chơi Lego của trẻ em ở khu vực châu Á. Theo đó, công ty thuộc sở hữu tư nhân của Đan Mạch cho biết, họ sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD vào dự án. Đây sẽ là nhà máy thứ 2 ở châu Á, sau nhà máy ở Trung Quốc được mở vào năm 2016. Kể từ năm 2019, LEGO đã đạt mức tăng trưởng 2 con số trong khu vực này. Do đó, việc mở thêm nhà máy cũng là điều dễ hiểu.
Giám đốc điều hành của LEGO - Carsten Rasmussen cho biết: “Tăng trưởng ở Trung Quốc và châu Á là rất đáng kinh ngạc. Và theo thời gian, chúng ta sẽ cần mở rộng mạng lưới cung ứng hơn." Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng tầng lớp trung lưu ngày càng có xu hướng gia tăng, cùng với số lượng sinh cao trong khu vực so với các thị trường châu Âu và Bắc Mỹ đã giúp khu vực châu Á trở thành một thị trường lớn của LEGO. Việc xây dựng nhà máy sản xuất gần với các thị trường trọng điểm, giúp “chúng tôi có thời gian giao hàng ngắn hơn và giúp công ty đáp ứng linh hoạt hơn, phản ứng nhanh chóng với các thay đổ từ thị trường. Bên cạnh đó, còn giảm tác động lên môi trường khi phải vận chuyển đường dài".
Rasmussen nói thêm rằng quyết định xây dựng nhà máy tại Việt Nam đã không được thúc đẩy nhanh chóng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu gần đây. Giai đoạn khởi công được dự kiến sẽ triển khai vào nửa cuối năm 2022 và nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động trong năm 2024. Nhà máy sẽ cần đến 4.000 nhân viên để hoàn thành mục tiêu tạo ra 100 tỷ viên gạch LEGO mỗi năm.
Nhà máy mới của LEGO tại Việt Nam dự kiến sẽ lắp đặt các tấm pin năng lượng Mặt Trời với một dự án năng lượng ở trang trại kế bên. Mặc dù sản phẩm của LEGO vẫn làm từ nhựa gốc dầu, nhưng công ty đã cam kết sẽ thay thế “gạch LEGO” bằng những vật liệu bền vững hơn vào cuối thập kỷ này.
LEGO vốn là công ty sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới được thành lập tại Billund, Đan Mạch vào năm 1932. Cái tên LEGO vốn là từ viết tắt của “leg godt” có nghĩa là “play well” trong tiếng Đan Mạch. Ngoài dự định xây dựng nhà máy ở Bình Dương, LEGO cũng đang mở rộng công suất sản xuất ở các nhà máy Mexico, Hungary, Trung Quốc. Cũng như tân trang lại thiết bị cho các nhà máy ở Đan Mạch và Czech.
Giám đốc điều hành của LEGO - Carsten Rasmussen cho biết: “Tăng trưởng ở Trung Quốc và châu Á là rất đáng kinh ngạc. Và theo thời gian, chúng ta sẽ cần mở rộng mạng lưới cung ứng hơn." Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng tầng lớp trung lưu ngày càng có xu hướng gia tăng, cùng với số lượng sinh cao trong khu vực so với các thị trường châu Âu và Bắc Mỹ đã giúp khu vực châu Á trở thành một thị trường lớn của LEGO. Việc xây dựng nhà máy sản xuất gần với các thị trường trọng điểm, giúp “chúng tôi có thời gian giao hàng ngắn hơn và giúp công ty đáp ứng linh hoạt hơn, phản ứng nhanh chóng với các thay đổ từ thị trường. Bên cạnh đó, còn giảm tác động lên môi trường khi phải vận chuyển đường dài".
Rasmussen nói thêm rằng quyết định xây dựng nhà máy tại Việt Nam đã không được thúc đẩy nhanh chóng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu gần đây. Giai đoạn khởi công được dự kiến sẽ triển khai vào nửa cuối năm 2022 và nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động trong năm 2024. Nhà máy sẽ cần đến 4.000 nhân viên để hoàn thành mục tiêu tạo ra 100 tỷ viên gạch LEGO mỗi năm.
Nhà máy mới của LEGO tại Việt Nam dự kiến sẽ lắp đặt các tấm pin năng lượng Mặt Trời với một dự án năng lượng ở trang trại kế bên. Mặc dù sản phẩm của LEGO vẫn làm từ nhựa gốc dầu, nhưng công ty đã cam kết sẽ thay thế “gạch LEGO” bằng những vật liệu bền vững hơn vào cuối thập kỷ này.
LEGO vốn là công ty sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới được thành lập tại Billund, Đan Mạch vào năm 1932. Cái tên LEGO vốn là từ viết tắt của “leg godt” có nghĩa là “play well” trong tiếng Đan Mạch. Ngoài dự định xây dựng nhà máy ở Bình Dương, LEGO cũng đang mở rộng công suất sản xuất ở các nhà máy Mexico, Hungary, Trung Quốc. Cũng như tân trang lại thiết bị cho các nhà máy ở Đan Mạch và Czech.