Fintech - NHTM bổ trợ lẫn nhau
Thời điểm 2014-2015, nhiều công ty fintech thực hiện chiến lược cạnh tranh với các NHTM, chỉ 29% công ty muốn hợp tác với NH. Thậm chí, nhiều công ty fintech cho rằng chỉ 5 năm nữa, các NH không thể tồn tại. Do mục tiêu phổ cập tài chính cho người dân lan tỏa rộng, nên dịch vụ thanh toán và cho vay cấp tín dụng đến người dân nhiều hơn.
Đây là 2 lĩnh vực các công ty fintech cạnh tranh nhiều nhất với NH. Nhưng đến nay nhìn vào bản đồ nhiệt của các công ty fintech, cho thấy việc cạnh tranh với NH trong lĩnh vực thanh toán và cho vay đều gặp tổn thất về doanh thu.
Chính vì thế, sự hợp tác với NHTM trở thành lựa chọn mới của các công ty fintech để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, cũng như xây dựng niềm tin với khách hàng. Bởi lẽ, với sự hợp tác cùng những NH đã thành lập và tồn tại một thời gian tương đối lâu, công ty fintech có thể tiếp cận phân khúc khách hàng mới, phối hợp được thương hiệu rất tốt.
Tương tự, các NHTM cũng hợp tác với công ty fintech cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, nghiệp vụ hỗ trợ để giảm chi phí vận hành có liên quan. Đây cũng là giải pháp để tăng cường trải nghiệm của khách hàng, vì công ty fintech có thể hỗ trợ cho các NH xây dựng giao diện thân thiện, trong bối cảnh NH cũng muốn hoàn thiện hơn trải nghiệm về mobile banking.
Ngoài ra, NH muốn sử dụng những ứng dụng của công ty fintech hay trí tuệ nhân tạo để tăng cường nhận diện khách hàng, giám sát các giao dịch, mở rộng hạng mục sản phẩm như cung cấp các khoản vay điện tử. Như vậy, hợp tác là bổ sung ưu thế lẫn nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
Hiện ở khu vực châu Á và ASEAN đã có rất nhiều công ty fintech và NHTM hợp tác cung cấp các khoản vay ngang hàng cho các DNNVV. Công ty fintech cũng cung cấp các giải pháp thay thế hỗ trợ, NH sử dụng ứng dụng này để có những dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Nỗ lực xóa bỏ tư duy
Nỗ lực xóa bỏ tư duy
Việt Nam cần tăng cường nhu cầu cho các giải pháp của công ty fintech, khuyến khích định chế tài chính chấp nhận các giải pháp của công ty fintech, tức cần có sự hỗ trợ của Chính phủ. |
Trong khi đó, phía công ty fintech gặp hạn chế do quá trình rà soát phê duyệt của NH thường xuyên kéo dài, nhất là các NH có lượng nhân viên đông đảo 10.000-20.000 người. Rất nhiều cán bộ NH nghĩ họ đã làm việc như thế này suốt hơn 30 năm nhưng NH vẫn tồn tại và thu được lợi nhuận, vậy vì sao phải thay đổi.
Chính vì vậy, công ty fintech làm thế nào để thay đổi tư duy của các cán bộ NH cũng là việc cần quan tâm.
Hiện nay, để hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển các công ty fintech, NH có nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn triển khai thực hiện trong vài tuần hoặc vài tháng, có thể thử nghiệm trong khuôn khổ sandbox của NH hay cơ quan quản lý. Tại UOB, khi 2 bên đã hiểu nhau có thể tiến hành các dự án thử nghiệm. Nếu kết quả tốt, chúng tôi sẽ ký hợp đồng thương mại với thời hạn 5 năm. Đây là điều giúp 2 bên đều có lợi, tạo ra được sản phẩm mới trên cơ sở hợp tác giữa NH và công ty fintech.
Fintech cũng là một lĩnh vực kinh doanh của NH, nên chúng tôi cũng mong muốn cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp. Sau khi gặp gỡ rất nhiều công ty fintech, chúng tôi cũng gặp một vài dự án tốt và quyết định hợp tác để tài trợ đầu tư cho các dự án của họ. Hợp tác với công ty fintech cũng là cách tạo ra doanh thu chiến lược.
Cần hỗ trợ từ Chính phủ
Cần hỗ trợ từ Chính phủ
Hiện khoản đầu tư cho công ty fintech trên toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng. Trong khu vực ASEAN, trước đây chỉ khoảng 10 triệu USD được đầu tư cho công ty fintech, nhưng năm vừa rồi đã tăng lên hơn 500 triệu USD.
Singapore là quốc gia nhận được khoản đầu tư cho fintech nhiều nhất trong khu vực, sau đó là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia. Khu vực ASEAN đang quan tâm đến lĩnh vực phổ cập tài chính, vì vậy nhiều nhà đầu tư trên thế giới cũng chú ý đến các công ty fintech ở khu vực này.
Riêng về Singapore hiện có hơn 500 doanh nghiệp khởi nghiệp fintech. Cơ quan quản lý tiền tệ nước này dành 1,2 tỷ USD cho 2 năm tới để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp fintech. Lúc đầu, chúng tôi chỉ mong muốn phát triển thanh toán điện thoại, sau đó phát triển dữ liệu, an toàn mạng… Lĩnh vực xác định danh tính của khách hàng cũng rất quan trọng và cần có chính sách khuôn khổ quản lý, có mục đầu tư huy động vốn và cả nguồn nhân lực có trình độ để nghiên cứu phát triển hệ sinh thái này.
Nhưng các yếu tố của hệ sinh thái fintech muốn vững mạnh phải có sự trao đổi giữa các quốc gia và có một trung tâm fintech quốc tế để đào tạo toàn cầu về fintech. Singapore đã hình thành trung tâm fintech lớn nhất. Chúng tôi còn có chương trình hỗ trợ công nghệ khu vực tài chính và đổi mới sáng tạo trị giá 225 triệu SGD.
Chúng tôi cũng đã thành lập nhóm fintech và đổi mới sáng tạo thuộc cơ quan quản lý tiền tệ Singapore, tiến hành cơ chế thử nghiệm ngành tài chính từ năm 2016. Các khuôn khổ quản lý cũng đã hoàn thiện hóa đơn thanh toán dịch vụ, giấy phép NH ảo và các nguyên tắc về fintech.
Đối với Việt Nam, việc thử nghiệm rất quan trọng nếu muốn trở thành trung tâm fintech. Những trung tâm hỗ trợ như London (Anh) hay Singapore đã áp dụng cơ chế quản lý thử nghiệm như vậy. Hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn cũng rất quan trọng. Sự phát triển của các công ty fintech ở Anh, Mỹ hay Trung Quốc đều được hỗ trợ khả năng tiếp cận tài chính tốt.
Việt Nam cũng cần tăng cường nhu cầu cho các giải pháp của công ty fintech, khuyến khích các định chế tài chính chấp nhận các giải pháp của công ty fintech, tức cần có sự hỗ trợ phê duyệt của Chính phủ. Đây là những biện pháp hỗ trợ, giúp các NH có niềm tin vào các giải pháp của công ty fintech.
--------------
(*) Phó Chủ tịch cao cấp và Trưởng ban Chiến lược, các dự án đặc biệt và đầu tư Fintech, Ngân hàng UOB Singapore
--------------
(*) Phó Chủ tịch cao cấp và Trưởng ban Chiến lược, các dự án đặc biệt và đầu tư Fintech, Ngân hàng UOB Singapore