“Trong những quý sắp tới, nguy cơ lạm phát tăng cao có thể dẫn đến các điều kiện tài chính thậm chí còn thắt chặt hơn, từ đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế vốn đang suy yếu”, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) cho biết trong Tạp chí Kinh tế Vĩ mô được công bố hôm thứ Năm (27/10).
Báo cáo cho biết: “Sự sụt giảm trong chi tiêu hộ gia đình và doanh nghiệp cùng với việc thắt chặt hơn nữa các điều kiện tài chính, có thể tương tác với những lỗ hổng hiện có trong hệ thống tài chính và làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế”.
Báo cáo Triển vọng mới nhất của Singapore về nền kinh tế trong nước và toàn cầu phản ánh lạm phát dai dẳng và những lo lắng về tăng trưởng kéo dài trong bối cảnh địa chính trị ngày càng không chắc chắn. Trong khi nền kinh tế toàn cầu có thể ngăn chặn một cuộc suy thoái toàn diện, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi trở nên tốt hơn, và năm 2023 được xem là một năm đau khổ với hoạt động chậm lại "mạnh" ở Mỹ trong nửa đầu năm.
Giám đốc điều hành MAS Ravi Menon cho biết: “Dù lạm phát đang ở đâu, sự suy giảm trong nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn không phải là một điều xấu. Đó là một cách tốt để giảm bớt những áp lực lạm phát, miễn là tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ, ngắn và nông”.
MAS nhắc lại dự báo tăng trưởng 3% đến 4% ở Singapore trong năm nay và trích dẫn hoạt động kinh tế "dưới xu hướng" vào năm 2023.
Singapore cũng không tránh khỏi áp lực giá cả nặng nề đang đè nặng lên phần lớn thế giới, khiến MAS phải thắt chặt các thiết lập chính sách tiền tệ lần thứ năm kể từ tháng 10/2021.
Lạm phát cơ bản ở Singapore.đang tăng tốc gần mức cao nhất trong 14 năm và sẽ vào khoảng 4% trong năm nay và lạm phát trong năm 2023 sẽ từ 3,5% đến 4,5%. Lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong nửa đầu năm tới trước khi “điều chỉnh rõ ràng hơn” vào cuối năm 2023 trong bối cảnh nhu cầu giảm.
Đánh giá của MAS cũng bao gồm một nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 về các nguyên nhân gây ra lạm phát trong khu vực.
Các yếu tố toàn cầu, đặc biệt là chi phí năng lượng thế giới đã đè nặng lên tăng trưởng giá cả, trong khi kỳ vọng lạm phát "dường như đã được giữ vững phần lớn kể từ năm 2000 và có lẽ đang phản ánh sự tín nhiệm lớn hơn của ngân hàng trung ương trong khu vực sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á".