Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm tăng vọt 23,9% so với năm trước, do nhu cầu tăng trong các lĩnh vực thiết bị di động (tăng 22,9%), linh kiện máy tính (tăng 27,5%), máy móc thiết bị (tăng 73,9%), tất cả các lĩnh vực này đóng góp tới 45% vào tổng giá trị xuất khẩu trị giá 48,5 tỷ USD.
Với xuất khẩu tăng nhanh ở mức 27,1% so với năm ngoái, thặng dư thương mại tăng 1,29 tỷ USD, thấp tương đối so với con số 2 tỷ USD cách đây một năm. Năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam tăng 6,9% đạt mức kỷ lục 282,5 tỷ USD, với thặng dư thương mại kỷ lục là 19,9 tỷ USD. Với chỉ số quản lý thu mua PMI tăng lên mức 51,6 vào tháng 2 so với mức 51,3 vào tháng 1, đây là mức tăng liên tiếp trong 3 tháng.
Đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ở mức rất khả quan. Việt Nam thu hút được khoảng 5,5 tỷ USD vốn đầu tư FDI (vốn đăng ký) trong hai tháng đầu năm 2021, chỉ giảm ở mức 15,6% so với năm trước cho dù bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại so với mức giảm mạnh 25% vốn đăng ký FDI trong cả năm 2020.
Về vốn FDI triển khai (thực tế), tổng nguồn vốn 2,5 tỷ USD đã được giải ngân trong hai tháng, tăng 2% so với năm ngoái, trong đó 71,8% đầu tư vào các lĩnh vực chế biến và sản xuất. Nhật Bản là nhà đầu tư có vốn đầu tư đăng ký lớn nhất trong hai tháng đầu năm với gần 1,5 tỷ USD, theo sau là Singapore (861,1 triệu USD) và Trung Quốc (374,9 triệu USD).
Mặc dù các hoạt động kinh tế đang phục hồi, tình hình kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc khống chế dịch và triển khai vaccine trên toàn cầu. Trong năm 2021, các chuyên gia Ngân hàng UOB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 7,1% so với chỉ tiêu chính thức Việt Nam đưa ra là 6%, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2021 sẽ tăng nhanh do mức cơ bản của nứa đầu năm 2020 dùng để so sánh đạt mức tăng thấp vì dịch bệnh hồi năm ngoái.