Ngân sách truyền thông thời khủng hoảng

Dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, bên cạnh hàng loạt doanh nghiệp buộc phải cắt giảm toàn bộ ngân sách cho các kế hoạch truyền thông vẫn còn nhiều doanh nghiệp tìm được lối đi riêng cho mình. Họ vẫn thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu mình một cách hiệu quả mà vẫn tối ưu ngân sách truyền thông của mình.

Dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, bên cạnh hàng loạt doanh nghiệp buộc phải cắt giảm toàn bộ ngân sách cho các kế hoạch truyền thông vẫn còn nhiều doanh nghiệp tìm được lối đi riêng cho mình. Họ vẫn thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu mình một cách hiệu quả mà vẫn tối ưu ngân sách truyền thông của mình.

Giảm chứ không “trảm”

Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho thế giới rơi vào giai đoạn vô cùng khó khăn khi các nền kinh tế với các mức độ khác nhau đều suy thoái. Không phải là ngoại lệ, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng.

Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam, kể cả tập đoàn lớn hay các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đều không tránh khỏi tác động này.

Hệ quả là hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc giảm khả năng đầu tư. Các khoản chi tiêu vì vậy cũng bị hạn chế tối đa, trong đó có ngân sách dành cho các hoạt động truyền thông.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn nhận thức được giá trị của các hoạt động truyền thông và mặc dù khủng hoảng, nhiều doanh nhưng doanh nghiệp vẫn khẳng định được thương hiệu mình với công chúng chính là thành công và giá trị mà truyền thông mang lại.

Trong khi hàng loạt doanh nghiệp khác phải chịu cắt giảm chi phí cho các kế hoạch truyền thông, đồng nghĩa với việc thương hiệu doanh nghiệp bị suy giảm phần nào thì một số các doanh nghiệp khác vẫn tìm được cho mình lối đi riêng.

Họ tìm được phương án khả thi hơn để tiếp tục duy trì và thúc đẩy các kế hoạch truyền thông thương hiệu của mình mà vẫn không tốn kém nhiều chi phí.

Đó là việc làm việc với các công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến truyền thông, marketing, quảng cáo (agency) nhỏ hơn thay vì sử dụng các công ty truyền thông lớn. Đây chính là cơ hội để các agency nhỏ nắm bắt và phát triển cũng như đem lại những thành công cho các thương hiệu và doanh nghiệp.

Vẫn phát triển trong thời khủng hoảng

Khi khủng hoảng kinh tế đang tác động đến tình hình hoạt động của mọi doanh nghiệp ở mọi quốc gia thì vai trò của các agency nhỏ sẽ được khẳng định và mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp.

Với các dịch vụ truyền thông khá đa dạng, phù hợp với yêu cầu của khách hàng và chất lượng dịch vụ tương đối tốt không hề thua kém các tên tuổi truyền thông lớn, các công ty truyền thông nhỏ đang trở thành lựa chọn của các doanh nghiệp, kể cả các tập đoàn lớn.

Sự lựa chọn này không chỉ giúp các kế hoạch vẫn được đảm bảo thực hiện và kết quả truyền thông đạt được như mong đợi.

“Hầu hết những người chủ của các công ty truyền thông vừa và nhỏ thường là các chuyên gia đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này hoặc đã làm việc cho các công ty nước ngoài lâu năm và tích lũy nhiều kinh nghiệm về quản lý cũng như quy trình của các chiến dịch truyền thông.

Vì vậy họ sẵn sàng đem đến những dịch vụ tư vấn và thực hiện tương đối hoàn chỉnh, kết quả khá tốt và thích ứng nhanh với nhiều thời điểm khác nhau” -  bà Thụy Khanh, Giám đốc marketing một trường quốc tế TPHCM cho biết.

“Tuy nhiên, điều quan trọng nhất  khi làm việc với các agency nhỏ là vấn đề chi phí và sự linh hoạt, thực hiện nhanh và sẵn sàng đáp ứng các dịch vụ đa dạng. Chi phí sẽ tối ưu được rất nhiều so với khi làm với các doanh nghiệp truyền thông lớn.

Các quy trình công việc cũng nhanh gọn, có lợi thế ở vấn đề quan hệ báo chí rất sâu, linh hoạt và khả năng đáp ứng các dịch vụ tương đối đa dạng vì các công ty nhỏ thường liên minh với nhau để cung cấp đa dạng hơn các dịch vụ cho doanh nghiệp” – ông Vũ Lâm Chí Đức, Giám đốc một dự án bất động sản nhận xét thêm.

Theo các chuyên gia kinh tế dự báo, sau khủng hoảng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ đón nhận nhiều cơ hội thuận lợi hơn cùng với sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế. Những thách thức mới và cơ hội mới đang chờ các doanh nghiệp Việt Nam phía trước.

Chắc chắn các hoạt động của doanh nghiệp sẽ được khôi phục lại, các hoạt động truyền thông cũng sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, trong cơn suy thoái kinh tế các doanh nghiệp vẫn thúc đẩy hoạt động truyền thông thương hiệu để khẳng định được mình và điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp càng tự tin hơn khi đón nhận những cơ hội mới ở phía trước.

Bà Hoàng Trúc Lam, Giám đốc Dịch vụ khách hàng Viet Dragon Communcations, cho biết thương hiệu này ra đời trong giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế nhưng vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ trong gần 2 năm qua và nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế như: Thép Pomina, Hãng Hàng không Cathay Pacific, Hãng Hàng không Dragon Air, Zip-it, Tập đoàn Mắt kính Ánh Rạng (AR Group), Tập đoàn Kỹ thuật AECOM (Hoa Kỳ), Hiệp hội Kế toán-Công chứng Anh Quốc và xứ Wales (ICAEW), Trường Quốc tế APU, Trường Đại học Nilai University College, FUTALAND, COTECLAND… tin tưởng lựa chọn dịch vụ cũng như các chiến lược mà công ty đề xuất.

“Điều quan trọng ở các công ty nhỏ mới ra đời như chúng tôi là uy tín, sự linh hoạt, chi phí tối ưu cũng như những giá trị tăng thêm cho khách hàng. Chúng tôi sẵn sàng đưa ra những mức chi phí hợp lý và những dịch vụ kèm theo hoàn toàn miễn phí cho doanh nghiệp để giúp họ vẫn đạt được mục tiêu đặt ra” – bà Lam cho biết thêm.

Tuy nhiên, với những thương hiệu quốc tế lớn, thường họ đã có những đối tác về dịch vụ từ quốc tế hoặc chỉ đồng ý làm việc với các công ty lớn hoặc có nhiều năm kinh nghiệm vì cần sự “tương đồng cấp độ về thương hiệu”. Và các công ty nhỏ thường chỉ cung cấp được các “chiến thuật” truyền thông nhưng chưa mang lại cho khách hàng những chiến lược khác biệt, điều mà các khách hàng cần.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp truyền thông nhỏ vẫn đang nỗ lực tự hoàn thiện và cách thức liên minh dịch vụ với nhau là một hướng đi phù hợp và đem lại sức cạnh tranh cao hơn trong thị trường dịch vụ truyền thông-marketing có nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít thách thức như thị trường Việt Nam.

Các tin khác