Trao đổi với ĐTTC về lĩnh vực thuế, ThS. Luật sư NGUYỄN ĐỨC NGHĨA, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đại Lý Thuế, cho biết:
Tôi tin rằng các đại lý thuế không dại gì đánh đổi uy tín, sự nghiệp để giúp DN trốn thuế, do đó rủi ro rất ít và việc kiểm soát của cơ quan thuế dễ thực hiện. Theo tôi, đối với những vụ việc trọng yếu, nguồn thu lớn cơ quan thuế thực hiện, còn nếu nguồn thu không lớn, rủi ro không cao giao cho các đại lý thuế, thông qua đó có thể vừa kiểm soát được nguồn thu, vừa đảm bảo nguồn nhân sự có chất lượng của mình. |
Tuy nhiên, về cơ cấu tổ chức ngành thuế hiện nay, hệ thống kiểm soát thuế vừa có các phòng kiểm tra thuế, lại có các phòng thanh tra thuế. Mặc dù chức năng, nhiệm vụ, mục đích của 2 bộ phận này không giống nhau, nhưng cảm giác chung của DN hệ thống này có vẻ trùng lắp.
Vì vậy, có thể cải tiến bằng việc thành lập cơ quan điều tra thuế thay cho 2 cơ quan này. Điều đó vừa phù hợp với thông lệ quản lý thuế ở các nước tiên tiến, vừa phù hợp với cơ cấu của bộ máy nhà nước pháp quyền, mọi hành vi trốn thuế đều được giải quyết thông qua tòa án.
Về thời gian kiểm tra, các DN thường có chương trình kiểm tra quyết toán thuế thường xuyên. Việc này diễn ra hàng năm hoặc 2-3 năm 1 lần tùy thuộc vào kế hoạch kiểm tra của cơ quan thuế. Tuy nhiên, hầu hết DN đều mong muốn được kiểm tra hàng năm để xác định hoàn thành nghĩa vụ thuế và tránh bị truy thu, nộp phạt và tính lại phạt chậm thanh toán thuế.
Về thời gian kiểm tra, các DN thường có chương trình kiểm tra quyết toán thuế thường xuyên. Việc này diễn ra hàng năm hoặc 2-3 năm 1 lần tùy thuộc vào kế hoạch kiểm tra của cơ quan thuế. Tuy nhiên, hầu hết DN đều mong muốn được kiểm tra hàng năm để xác định hoàn thành nghĩa vụ thuế và tránh bị truy thu, nộp phạt và tính lại phạt chậm thanh toán thuế.
Ở các nước phát triển, cơ quan thuế thường công nhận kết quả kiểm toán, soát xét thuế của các đơn vị dịch vụ công. Do đó cán bộ thuế không trực tiếp liên hệ với người nộp thuế và hạn chế đến mức thấp nhất việc thanh kiểm tra thuế tại đơn vị.
Lễ ký kết giữa CLB Đại lý thuế TPHCM với Tổng đài 1088 TPHCM.
Vì vậy rất hoan nghênh Chỉ thị 20 của Thủ tướng và tin tưởng chúng ta hoàn toàn có thể giảm số lần thanh kiểm tra DN mà vẫn đảm bảo số thu nộp ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, điều đó chỉ thành công nếu thực hiện tổng hợp các biện pháp như: Tăng cường chất lượng bộ máy hành thu, đẩy mạnh sự phát triển hoạt động của các tổ chức dịch vụ công đại lý thuế và hạn chế tới mức thấp nhất các giao dịch bằng tiền mặt.PHÓNG VIÊN: - Thưa luật sư, thông thường các cuộc thanh kiểm tra thuế hiện nay diễn ra như thế nào và nhằm mục tiêu gì?
ThS. Luật sư NGUYỄN ĐỨC NGHĨA: - Như đã nói, hàng năm hoặc vài năm 1 lần, cơ quan thuế tiến hành kiểm tra quyết toán thuế của đơn vị. Đây là cơ sở ban đầu để DN an tâm rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Đối với những trường hợp đặc biệt, đơn vị cũng có thể có các cuộc kiểm tra khác như thanh tra thuế, kiểm tra của cơ quan kiểm toán nhà nước, thanh tra Bộ Tài chính…
ThS. Luật sư NGUYỄN ĐỨC NGHĨA: - Như đã nói, hàng năm hoặc vài năm 1 lần, cơ quan thuế tiến hành kiểm tra quyết toán thuế của đơn vị. Đây là cơ sở ban đầu để DN an tâm rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Đối với những trường hợp đặc biệt, đơn vị cũng có thể có các cuộc kiểm tra khác như thanh tra thuế, kiểm tra của cơ quan kiểm toán nhà nước, thanh tra Bộ Tài chính…
Các cuộc thanh kiểm tra này được thực hiện với các DN có số thu cao, các ngành đặc thù có khả năng rủi ro cao về thuế, hoặc theo các tiêu chí khác của đơn vị thanh kiểm tra. Mục tiêu thanh kiểm tra đối với DN thông thường giúp DN tuân thủ đúng pháp luật thuế, phòng tránh gian lận thuế và góp phần sửa đổi chính sách thuế phù hợp sự phát triển của nền kinh tế.
- Vậy cơ quan thuế có gặp những khó khăn gì khi thanh kiểm tra 1 lần/năm cũng như giải pháp nào cho hiệu quả?
- Cơ quan thuế cũng có những khó khăn nhất định như: Tính tuân thủ pháp luật thuế trong cộng đồng chưa cao, việc quản lý thu nhập khó khăn do thói quen giao dịch tiền mặt phổ biến… Để giải quyết khó khăn này chúng ta cần có một hệ thống các giải pháp.
- Vậy cơ quan thuế có gặp những khó khăn gì khi thanh kiểm tra 1 lần/năm cũng như giải pháp nào cho hiệu quả?
- Cơ quan thuế cũng có những khó khăn nhất định như: Tính tuân thủ pháp luật thuế trong cộng đồng chưa cao, việc quản lý thu nhập khó khăn do thói quen giao dịch tiền mặt phổ biến… Để giải quyết khó khăn này chúng ta cần có một hệ thống các giải pháp.
Về mặt pháp luật, cần hệ thống hóa lại toàn bộ các pháp luật thuế một cách đồng bộ, tránh những khác biệt giữa các loại thuế, giữa các đối tượng nộp thuế và hạn chế đến mức thấp nhất các ưu đãi thuế, miễn giảm thuế. Đối với chế độ hóa đơn chứng từ, cần có chính sách khuyến khích người tiêu dùng lấy hóa đơn như việc cho phép khấu trừ thu nhập hoặc sổ xố hóa đơn…
Đối với hệ thống thanh toán, nghiêm túc thực hiện giao dịch không dùng tiền mặt, tăng cao tỷ lệ thanh toán qua NH trong nền kinh tế. Ngoài ra, hệ thống thông tin dữ liệu, phần mềm hỗ trợ cũng phải nâng cấp hoàn chỉnh, liên thông nhằm hỗ trợ hoạt động của cơ quan thuế.
Ngoài các chính sách về luật pháp như trên, có một công cụ giúp cơ quan thuế quản lý việc thanh kiểm tra hiệu quả là các đại lý thuế, đây là cánh tay nối dài của cơ quan thuế.
Ngoài các chính sách về luật pháp như trên, có một công cụ giúp cơ quan thuế quản lý việc thanh kiểm tra hiệu quả là các đại lý thuế, đây là cánh tay nối dài của cơ quan thuế.
Các đơn vị này đã làm việc với các DN thì sẽ đảm bảo các DN đó thực hiện chính xác, nên cơ quan thuế có thể quản lý đối tượng nộp thuế thông qua các đại lý thuế. Hiện nay, mỗi đại lý thuế quản lý thuế cho vài trăm DN, sẽ đảm bảo hỗ trợ một số lượng lớn đối tượng quản lý thay cho cơ quan thuế.
Như vậy DN cũng cảm thấy thoải mái khi làm việc với đơn vị dịch vụ, tránh tâm lý áp lực khi làm việc với cơ quan quản lý. Cơ quan thuế cũng sẽ giảm bớt áp lực nhân lực khi phải đáp ứng thời hạn hoàn thành thanh kiểm tra. Hiện tại ở TPHCM, một số chi cục thuế như Chi cục Thuế Gò Vấp cũng đã chuyển một số phần việc đơn giản qua các đại lý thuế để tập trung vào việc phát triển số thu của mình.
- Vậy nếu giao cho đại lý thuế có xảy ra tình trạng gian lận không?
- Hiện số lượng nhân viên của cơ quan thuế rất nhiều, lên đến hàng ngàn viên chức nên việc kiểm soát rất khó. Tại TPHCM có khoảng 100 đại lý thuế. Cơ quan thuế nếu nắm được các đầu mối này vừa dễ kiểm soát vừa có thể mang lại hiệu quả cao.
- Vậy nếu giao cho đại lý thuế có xảy ra tình trạng gian lận không?
- Hiện số lượng nhân viên của cơ quan thuế rất nhiều, lên đến hàng ngàn viên chức nên việc kiểm soát rất khó. Tại TPHCM có khoảng 100 đại lý thuế. Cơ quan thuế nếu nắm được các đầu mối này vừa dễ kiểm soát vừa có thể mang lại hiệu quả cao.
Vì những người làm trong đại lý thuế cũng được đào tạo chuyên môn, có chứng chỉ hành nghề và được cơ quan thuế cấp phép, quản lý. Đại lý thuế là một pháp nhân trực thuộc cơ quan thuế, là cánh tay nối dài dịch vụ công của cục thuế, do đó rất dễ quản lý.
- Xin cảm ơn ông.
- Xin cảm ơn ông.