Sự không chắc chắn về cuộc chiến Hamas-Israel và những hậu quả có thể xảy ra đối với khu vực Trung Đông rộng lớn hơn tiếp tục tác động đến giá dầu, cũng như lo ngại về những cơn gió ngược kinh tế do lãi suất tăng.
Mặc dù diễn biến xung đột ở Trung Đông cho đến nay vẫn không ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung dầu, nhưng nhiều người lo ngại sẽ có sự gián đoạn xuất khẩu từ nhà sản xuất dầu thô lớn và Iran.
Theo đó, căng thẳng địa chính trị gia tăng có thể sẽ thúc đẩy hành động trả đũa từ Iran, quốc gia nắm giữ eo biển Hormuz vận chuyển khoảng 1/3 lượng dầu thế giới. Do vậy, nếu Iran đóng cửa eo biển này, các chuyến hàng từ Saudi Arabia và các nhà sản xuất dầu lớn khác ở vùng Vịnh có thể sẽ bị ảnh hưởng. Tâm lý lo ngại nguồn cung toàn cầu thắt chặt sẽ củng cố đà tăng của giá dầu.
“Nếu Iran tham gia, tới 20 triệu thùng dầu mỗi ngày có thể có nguy cơ bị gián đoạn trực tiếp và thông qua hoạt động hậu cần bị cản trở,” các nhà phân tích tại ANZ Research cho hay. Đồng thời giữ vững kỳ vọng giá dầu sẽ đạt 100 USD/thùng trong thời gian ngắn do nguy cơ leo thang khu vực ngày càng tăng.
Các chuyên gia trong giới nhận định, giá dầu thô tuần này vẫn dao động trong phạm vi dự đoán, tiếp tục duy trì đà tăng nếu xung đột địa chính trị leo thang. Cụ thể, dầu Brent được dự đoán sẽ giao dịch quanh mức 92.13 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Hoa Kỳ sẽ giao động quanh mức 86.85 USD/thùng.
Nhà phân tích Phil Flynn của Price Futures cho biết: “Thị trường đang khá căng và chỉ cần một tin tức nữa là thị trường sẽ có một đợt phục hồi lớn.”
Do vậy, các chuyên gia phân tích của Goldman Sachs giữ nguyên dự báo giá dầu thô Brent quý 1/2024 ở mức 95 USD/thùng nhưng cho biết thêm rằng xuất khẩu của Iran thấp hơn có thể khiến giá cơ bản tăng 5%.