Như vậy, cả xuất và nhập khẩu đều tăng khá mạnh. Đây được xem là điểm sáng trong bối cảnh nền kinh tế những tháng đầu năm tăng trưởng không như kỳ vọng. Tuy nhiên, việc nhập siêu tăng mạnh gần 3 tỷ USD có đáng lo ngại?
Bức tranh thương mại tích cực
Cụ thể, về xuất khẩu, khu vực kinh tế trong nước đạt 17,3 tỷ USD, tăng 13,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI-kể cả dầu thô) đạt 44 tỷ USD, tăng 16,1%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực FDI vẫn cao hơn nhiều so với khu vực trong nước. Hiện kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đã cao gấp 2,6 lần so với doanh nghiệp trong nước.
Điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất với 11,37 tỷ USD; kế tiếp là dệt may với 7,4 tỷ USD; điện tử, máy tính, linh kiện 7,2 tỷ USD. Các nhóm hàng có kim ngạch khá lớn khác là giày dép 4,2 tỷ USD, máy móc thiết bị 4 tỷ USD.
Nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất là điện thoại gần như không tăng trưởng. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 11,9 tỷ USD; tiếp đến là EU 11,3 tỷ USD; Trung Quốc 8,6 tỷ USD, Hàn Quốc 4,4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc và Hàn Quốc tăng mạnh, trong khi các đối tác truyền thống là Hoa Kỳ và EU chỉ tăng nhẹ.
Về nhập khẩu, khu vực trong nước tăng trưởng 24,4%, đạt kim ngạch 25,8 tỷ USD; khu vực FDI tăng 25,3%, đạt 38,3 tỷ USD. Một số mặt hàng phục vụ sản xuất được gia tăng nhập khẩu so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 11,3 tỷ USD, tăng 38,9%; điện tử, máy tính và linh kiện 10,5 tỷ USD, tăng 24,7%; điện thoại và linh kiện 4 tỷ USD, tăng 22,2%; sắt thép 3,3 tỷ USD, tăng 45,4%.
Về nhập khẩu, khu vực trong nước tăng trưởng 24,4%, đạt kim ngạch 25,8 tỷ USD; khu vực FDI tăng 25,3%, đạt 38,3 tỷ USD. Một số mặt hàng phục vụ sản xuất được gia tăng nhập khẩu so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 11,3 tỷ USD, tăng 38,9%; điện tử, máy tính và linh kiện 10,5 tỷ USD, tăng 24,7%; điện thoại và linh kiện 4 tỷ USD, tăng 22,2%; sắt thép 3,3 tỷ USD, tăng 45,4%.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 17,6 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Hàn Quốc 13,7 tỷ USD, tăng 45,3%. Điểm đáng lưu ý khác là tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ EU và Hoa Kỳ cũng tăng khá mạnh với lần lượt 24,3% và 23,1%.
Gỡ nút thắt cho doanh nghiệp
Nhận xét về việc kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh 4 tháng đầu năm, nhiều chuyên gia cho rằng do tình hình đầu tư vào nền kinh tế diễn ra khá tích cực. Điều này cũng được thể hiện qua việc tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng đạt mức cao nhất trong 5 năm qua.
Gỡ nút thắt cho doanh nghiệp
Nhận xét về việc kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh 4 tháng đầu năm, nhiều chuyên gia cho rằng do tình hình đầu tư vào nền kinh tế diễn ra khá tích cực. Điều này cũng được thể hiện qua việc tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng đạt mức cao nhất trong 5 năm qua.
Đặc biệt vốn đầu tư toàn xã hội trong quý I-2017 tăng tới 8,2% và bằng 32% GDP. Vốn đầu tư tăng khiến nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu cũng tăng theo. Tuy nhiên, nhìn vào số liệu thống kê có thể thấy nguyên nhân không kém phần quan trọng khiến nhập siêu gia tăng do kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng điện thoại và linh kiện gần như không tăng.
Có lẽ việc thất bại của Samsung đối với Galaxy S7 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, xuất khẩu một số mặt hàng nông sản như gạo, hạt tiêu cũng giảm khá mạnh. Đặc biệt, mặt hàng khác được xem là thế mạnh của Việt Nam và thường có kim ngạch xuất khẩu khá lớn là thủy sản cũng bị sụt giảm nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây nhập siêu giảm mạnh do xuất siêu của khối doanh nghiệp FDI. Trong 4 tháng đầu năm doanh nghiệp FDI xuất siêu 5,2 tỷ USD, trong khi doanh nghiệp trong nước nhập siêu 8,5 tỷ USD. Điều này cho thấy doanh nghiệp trong nước ngày càng kém cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước chủ yếu là nông sản, những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp,
Trong những năm gần đây nhập siêu giảm mạnh do xuất siêu của khối doanh nghiệp FDI. Trong 4 tháng đầu năm doanh nghiệp FDI xuất siêu 5,2 tỷ USD, trong khi doanh nghiệp trong nước nhập siêu 8,5 tỷ USD. Điều này cho thấy doanh nghiệp trong nước ngày càng kém cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước chủ yếu là nông sản, những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp,
Doanh nghiệp FDI xuất khẩu lớn vì phần lớn là những công ty đa quốc gia và Việt Nam là một khâu trong chuỗi sản xuất toàn cầu của họ. Với lợi thế về công nghệ, vốn giá rẻ, am hiểu thị trường và mạng lưới khách hàng, doanh nghiệp FDI ngày càng chiếm vị thế chủ đạo trong bức tranh xuất khẩu của Việt Nam.
Nguyên nhân nữa khiến doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh do cơ chế chính sách. Mới đây Hiệp hội Chế biến - Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị Chính phủ về những quy định quá rườm rà khiến doanh nghiệp mất rất nhiều chi phí, thời gian để hoàn thành các thủ tục xuất khẩu.
Nguyên nhân nữa khiến doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh do cơ chế chính sách. Mới đây Hiệp hội Chế biến - Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị Chính phủ về những quy định quá rườm rà khiến doanh nghiệp mất rất nhiều chi phí, thời gian để hoàn thành các thủ tục xuất khẩu.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, dẫn chứng một doanh nghiệp làm hợp đồng thế chấp cần phải có công chứng với mức phí 40 triệu đồng. Trong khi trước đây phí công chứng tối đa 10 triệu đồng cho mỗi hợp đồng công chứng. Hay tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp vừa qua, các doanh nghiệp vận tải than phiền về chi phí vận chuyển trong nước đắt đỏ hơn so với các nước trong khu vực.
Chẳng hạn một doanh nghiệp đưa ra bảng so sánh cước vận chuyển từ Hải Phòng lên Hà Nội đắt hơn từ Hàn Quốc, Trung Quốc về Việt Nam. Hay chi phí vận chuyển một container từ TPHCM đi Vũng Tàu đắt hơn sang Singapore.
Trên đây chỉ là một số thí dụ điển hình trong vô vàn khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến thủ tục hành chính hay môi trường vĩ mô. Và trong cuộc gặp gỡ của Thủ tướng với doanh nghiệp đã có hơn 500 kiến nghị gửi Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Trên đây chỉ là một số thí dụ điển hình trong vô vàn khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến thủ tục hành chính hay môi trường vĩ mô. Và trong cuộc gặp gỡ của Thủ tướng với doanh nghiệp đã có hơn 500 kiến nghị gửi Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Điều này càng cho thấy đang có những nút thắt lớn cần sớm được tháo gỡ giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất. Có vậy việc nhập siêu mới khắc phục được trong thời gian tới.