Theo các nhà quản lý tài sản, việc áp dụng rộng rãi hình thức đầu tư như vậy sẽ đánh dấu một trong những thay đổi cơ cấu lớn nhất đối với thị trường châu Á-Thái Bình Dương kể từ khi danh mục đầu tư “châu Á ngoài Nhật Bản” được ra đời cách đây khoảng ba thập kỷ.
Họ cho rằng, nhu cầu đối với các sản phẩm đầu tư ngoài Trung Quốc đã tăng cụ thể hơn trong những tháng gần đây nhờ mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Washington và Bắc Kinh và sự phục hồi kinh tế mờ nhạt của Trung Quốc.
“Các nhà đầu tư lo ngại về địa chính trị. Các khách hàng quốc tế đã bắt đầu gửi đề xuất cung cấp về các quỹ đầu tư bao phủ khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhưng loại trừ cả Trung Quốc và Nhật Bản", Minyue Liu, chuyên gia đầu tư tại BNP Paribas Asset Management nói.
Sự khác biệt rõ ràng được thể hiện qua hiệu suất của chỉ số MSCI thị trường mới nổi châu Á với mức tăng chỉ 1,3% từ đầu năm tới nay, so với mức tăng 8,6% của chỉ số MSCI thị trường mới nổi châu Á ngoài Trung Quốc. Trong đó, các thị trường hoạt động hàng đầu trong khu vực là các thị trường Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) với mức tăng lần lượt khoảng 20 và 30%.
Christopher Lees, nhà quản lý quỹ cấp cao tại J O Hambro Capital Management cho biết ông đã nghe về nhu cầu của khách hàng tiềm năng đối với “các sản phẩm của các thị trường mới nổi ngoài Trung Quốc và các đồng minh châu Á” như một cách để khai thác sự tăng trưởng của khu vực trong khi tập trung tiếp xúc ở các quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ.
“Về địa chính trị, có rất nhiều ý kiến khác nhau giữa các khách hàng, nhưng tôi nghĩ rằng bất kỳ ai nghĩ rằng căng thẳng Mỹ-Trung sẽ biến mất giờ đây đều nhận thức rất rõ rằng điều đó sẽ không xảy ra. Đồng thời, khách hàng thấy rằng họ có thể tiếp xúc nhiều với Trung Quốc thông qua các thị trường khác như Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc”, ông cho biết.
Tuy nhiên, động lực chính của xu hướng đầu tư ra nước ngoài ngoại trừ Trung Quốc là “kinh tế, không phải địa chính trị”, bởi vì nhiều nhà đầu tư tại các thị trường mới nổi xem trọng số của Trung Quốc trong các tiêu chuẩn đầu tư từ các bộ chỉ số như MSCI và FTSE là quá lớn, làm lệch cán cân khỏi các thị trường như Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
“Đây sẽ là tiếng vang rõ ràng của những gì chúng ta đã có với Nhật Bản 30 năm trước”, ông nói và cho biết thêm, trước đó, khi cả quy mô và sự biến động của thị trường Nhật Bản sau bong bóng đã làm sai lệch quá nhiều danh mục đầu tư của người châu Á, thì nhu cầu đối với các sản phẩm của châu Á ngoài Nhật Bản vẫn tăng lên và đây vẫn là cách tiếp cận cơ bản để đầu tư vào khu vực.
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu và trái phiếu từ các thị trường mới nổi châu Á (ngoài Trung Quốc) từ đầu năm tới nay |
Các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đã thực hiện các bước để giảm tiếp xúc với thị trường Trung Quốc trong khi tăng cường nắm giữ ở những nơi khác trong khu vực. Dữ liệu của Goldman Sachs dựa trên dòng giao dịch của khách hàng cho thấy mức phân bổ của các quỹ phòng hộ đối với chứng khoán Trung Quốc đã giảm từ 13% trong tháng 1 xuống còn 9% vào cuối tháng 5.
Tổng dòng vốn ròng đổ vào chứng khoán Trung Quốc trong năm nay đã ổn định ở mức khoảng 26 tỷ USD, sau bước tăng vọt ban đầu vào tháng 1 khi nước này mở cửa trở lại. Và dữ liệu mới nhất cho thấy các nhà đầu tư giao dịch trái phiếu Trung Quốc thông qua chương trình Kết nối trái phiếu (Bond Connect) của Hồng Kông đã bán phá giá trái phiếu chính phủ trị giá khoảng 31 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2023.
Ngược lại, số liệu từ ngân hàng ANZ cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 38 tỷ USD giá trị trái phiếu và cổ phiếu mới nổi của châu Á ngoài Trung Quốc trong năm nay, với số tiền mua ròng 22,4 tỷ USD chỉ riêng trong tháng 5, đánh dấu dòng vốn vào hàng tháng lớn nhất kể từ năm 2011.