Vàng giao ngay giảm 1%, xuống còn 1.828,40 USD/ounce vào lúc 9:40 sáng EDT (20:40 giờ Việt Nam) và thấp hơn khoảng 1,2% trong tuần. Hợp đồng tương lai vàng của Mỹ giảm 1%, xuống còn 1.834,40 USD.
Tuy nhiên, thị trường vàng đã xóa bỏ mức giảm mạnh vào đầu giờ sáng thứ Sáu 10/6 và vào giữa trưa đã đảo chiều tăng mạnh. Một đợt bán tháo lớn trên thị trường chứng khoán Mỹ sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nền kinh tế lớn nhất thế giới chạm mức cao mới trong 40 năm, tăng 8,6% trong tháng 5. Điều này, thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn đối với kim loại quý màu vàng.
Giá vàng chạm mức thấp nhất trong ba tuần vào đầu ngày hôm qua và sau đó đảo chiều và tăng lên mức cao nhất trong bốn tuần, để tạo ra một ngày đầy biến động về mặt kỹ thuật trên biểu đồ hàng ngày và cũng tạo ra mức đóng cửa cao nhất hàng tuần tăng về mặt kỹ thuật.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 1% trong tháng 5 do giá xăng dầu tăng cao kỷ lục, giá cả hàng hóa, dịch vụ ở Mỹ cũng tăng cao. Điều này củng cố nhận định Fed có thể tiếp tục với đợt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản cho đến hết tháng 9. Khiến giá vàng chạm mức thấp nhất kể từ ngày 19/5 ở 1.824,63 USD vào đầu ngày hôm qua trước khi đảo chiều tăng mạnh.
Ông David Meger, Giám đốc kinh doanh vàng Quỹ High Ridge Futures (Mỹ) cho biết: “Một mặt, chúng tôi thấy chỉ số CPI nóng hơn dự kiến, điều này gây lo ngại cho thị trường vàng vì Fed có thể phải quyết liệt hơn trong việc chống lại lạm phát. Mặt khác, đồng tiền rõ ràng đang bị mất giá vì lạm phát, và vàng cũng thường được coi là rào chắn chống lạm phát sẽ tiếp tục tăng giá trong môi trường lạm phát tiềm ẩn”.