Ô tô, xe máy: Sản lượng giảm, tồn kho nhiều

Các doanh nghiệp đang loay hoay tìm các giải pháp, chờ các cơ chế chính sách của Nhà nước để tháo gỡ khó khăn.

Các doanh nghiệp đang loay hoay tìm các giải pháp, chờ các cơ chế chính sách của Nhà nước để tháo gỡ khó khăn.

Từ đầu năm 2012 đến nay, sản lượng cũng như doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy ở tỉnh Vĩnh Phúc sụt giảm nhanh.

Các doanh nghiệp đang loay hoay tìm các giải pháp, chờ các cơ chế chính sách của Nhà nước để tháo gỡ khó khăn.

Theo Sở Công Thương Vĩnh Phúc, từ đầu năm đến nay, sản xuất của các doanh nghiệp ôtô, xe máy trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay hai nhà máy sản xuất ôtô của Toyota và Honda Việt Nam đang dẫn đầu về lượng hàng tồn kho với số lượng lên tới hàng ngàn chiếc.

Sản lượng sản xuất và bán ra của hai doanh nghiệp đều giảm mạnh so với cùng kỳ. Riêng công ty Toyota Việt Nam, số xe ôtô tiêu thụ trong bảy tháng đầu năm 2012 đạt trên 11.000 xe, so với cùng kỳ năm 2011 giảm 2.456 xe, lượng xe tiêu thụ đạt 31% so với kế hoạch. Toyota hiện còn tồn kho tới 3.000 xe ôtô và 1.100 bộ linh kiện ôtô.

Công ty Honda Việt Nam, bảy tháng đầu năm cũng chỉ tiêu thụ được trên 500 xe ôtô, giảm so với cùng kỳ 9.917 xe, đạt 15% kế hoạch. Công ty Honda còn tồn 500 ôtô và 70.000 xe máy.

Kể cả đối với Công ty Deawoo Bus (Công ty sản xuất xe buýt còn được gọi là Công ty Deawoo Bus Việt Nam ở khu công nghiệp Khai Quang- Vĩnh Yên), lượng xe bán ra chỉ bằng 30%-40% so với cùng kỳ năm 2011.

Tình trạng công nhân phải luân phiên nghỉ việc đang diễn ra ở nhiều nhà máy sản xuất ôtô, xe máy.

Nguyên nhân dẫn tới tình hình trên là do thị trường ôtô, xe máy trong nước tiêu thụ kém do phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đang được đề xuất, áp dụng ở mức cao; nhiều cơ quan, đơn vị và người dân thắt chặt chi tiêu và mua sắm; suy giảm kinh tế, giá nhiên liệu tăng...

Trước tình hình khó khăn này, các doanh nghiệp đang tập trung cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm, đề xuất Nhà nước có những cơ chế, chính sách phù hợp, để doanh nghiệp giảm khó khăn, dễ dàng tiêu thụ sản phẩm và tiếp tục ổn định phát triển.

Theo Công ty Toyota Việt Nam (TMV), từ nay đến thời điểm ViệtNam thực hiện lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ôtô 0% vào năm 2018 theo cam kết thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) không còn xa.

Hiện nay, Việt Nam chưa có chiến lược rõ ràng để phát triển ngành công nghiệp ôtô; thị trường ôtô trong nước phát triển chậm so với nhiều nước trong khu vực và thế giới, khiến các nhà sản xuất trong nước, trong đó có TMV khó mở rộng sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, một số loại phí mới nếu được áp dụng, như phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân... sẽ tác động không nhỏ đến thị trường ôtô, trực tiếp là các nhà sản xuất.

Nếu không có chính sách kịp thời thì đến thời điểm năm 2018, TMV có nguy cơ thua thiệt lớn, bởi chính các sản phẩm Toyota nhập từ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là khi "buộc" phải chạy đua với sản phẩm của hãng sản xuất ôtô khác đang nỗ lực phát triển, tìm mọi cách để thu hút, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.

Các tin khác