Trong kế hoạch chủ động tái cấu trúc hoạt động, ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) có nhiều lợi thế bởi là một trong số ít ngân hàng thương mại được các tổ chức tài chính uy tín Việt Nam và tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới tham gia với vai trò là cổ đông chiến lược, như: Ngân hàng BNP Paribas (BNPP - Pháp) (một trong 6 ngân hàng mạnh nhất thế giới); Tổng công ty bến thành (Benthanh Group); Văn phòng Thành ủy TPHCM.
Cơ chế quản trị hiện đại
Năm qua, với sự hỗ trợ tích cực của BNPP, OCB đã triển khai nhiều dự án trọng điểm trong chiến lược phát triển: Tái cấu trúc OCB trên cơ sở phát triển ngân hàng bán lẻ; nâng cao việc quản lý kiểm soát rủi ro; triển khai công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa hoạt động ngân hàng và phát triển nguồn nhân lực.
Chiến lược này nhằm nâng tầm nội lực OCB có khả năng hấp thụ nhanh tiến bộ trong quản trị và kinh doanh. Hiện nay OCB đã xây dựng cơ chế quản lý rủi ro phù hợp với thực tiễn hoạt động, từng bước tiếp cận thông lệ quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh doanh gắn với quản lý tốt rủi ro trong hoạt động.
Cơ chế này phù hợp với định hướng của NHNN trong việc tái cơ cấu hệ thống NHTM, hoạt động an toàn, lành mạnh trên cơ sở năng lực tài chính và quy mô đủ lớn, đồng thời có hệ thống quản trị theo thông lệ quốc tế và áp dụng công nghệ tiên tiến.
Giao dịch tại OCB. |
Trên nguyên tắc đó, cơ chế quản lý rủi ro mới của OCB vận hành theo hướng tập trung phòng ngừa tổn thất. Theo đó, mọi rủi ro trong hoạt động đều được sớm nhận diện và có giải pháp quản lý thích hợp. Trường hợp phát sinh rủi ro, OCB xử lý một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp, đảm bảo tổn thất (nếu có) ở mức thấp nhất.
Hoạt động tín dụng tại các chi nhánh của OCB được vận hành và quản lý độc lập tại hội sở, vừa tạo điều kiện để chi nhánh tập trung vào công việc kinh doanh, chăm sóc khách hàng, vừa hạn chế rủi ro về tín dụng. Và hội sở tập trung quản lý, rà soát các khoản vay phát sinh tại chi nhánh, kịp thời phát hiện các rủi ro để từ đó sớm có các giải pháp phù hợp.
Hiện nay hoạt động về định giá và quản lý tài sản tại OCB được bảo đảm; công tác giám sát tín dụng và quản lý nợ được tập trung về hội sở; công tác tái thẩm định tín dụng cũng được tăng cường và tổ chức một cách hợp lý, mọi hồ sơ thuộc thẩm quyền xử lý của Hội sở đều được giải quyết một cách thận trọng, rõ ràng nhưng vẫn đảm bảo đúng tiến độ và đáp ứng tốt cho kinh doanh.
Hệ thống cảnh báo nhanh
Năm nay là mốc khởi đầu cho chiến lược phát triển 10 năm 2011-2020 và cũng là năm bản lề để OCB hoàn thiện mọi nguồn lực sẵn sàng cho “sân chơi” hội nhập. Chúng tôi có chiến lược rõ ràng, những mục tiêu cụ thể, có cơ cấu tổ chức, áp dụng thể chế tiên tiến theo thông lệ quốc tế và đặc biệt có môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo cơ hội tối đa cho nhân tài. | |
Ông TRỊNH VĂN TUẤN, |
Để thực hiện tốt cơ chế quản lý rủi ro mới, Hội sở thành lập Phòng chính sách tín dụng và Phòng quản lý rủi ro. Với đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, Phòng chính sách tín dụng chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo ban hành các chủ trương, chính sách kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, bám sát diễn biến thị trường; cảnh báo các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh rủi ro cao; tư vấn các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng…
Phòng quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tham mưu và quản lý các rủi ro phi tín dụng, như rủi ro thị trường, rủi ro trong vận hành và các rủi ro khác, đảm bảo mọi rủi ro phi tín dụng đều được quản lý tốt, giúp cho hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả cao và an toàn.
Trên cơ sở xác định dịch vụ là một ngành kinh doanh “mềm”, chất lượng và sự khác biệt sẽ nằm trong chính con người cung ứng dịch vụ đó, OCB tập trung xây dựng những cán bộ, nhân viên có đầy đủ phẩm chất của người làm dịch vụ: Chuyên nghiệp nhưng linh động trong công việc, dày dạn kinh nghiệm nhưng sẵn sàng đổi mới, tận tậm và hết lòng phục vụ khách hàng…
Đây sẽ là cơ sở vững chắc để OCB tạo dựng và giữ vững niềm tin nơi khách hàng suốt 15 năm qua.