Dow Jones mất 200 điểm
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số S&P 500mất 0.81% còn 4,347.35 điểm. Nasdaq Composite rớt 0.94% xuống 13,521.45 điểm. Dow Jones Industrial Average sụt 220.33 điểm, tương đương 0.65%, còn 33,891.94 điểm.
Thị trường chạm mức thấp nhất trong phiên sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết có thể cần phải làm nhiều việc hơn nữa để hạ thấp lạm phát, mặc dù tốc độ hạ nhiệt gần đây là một tín hiệu đáng khích lệ đối với các nhà hoạch định chính sách.
Sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán trùng hợp với sự gia tăng của lợi suất trái phiếu. Phiên đấu giá trái phiếu kho bạc ảm đạm trước đó trong phiên không thể cải thiện tình hình trên thị trường. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng hơn 12 điểm cơ bản lên 4.634%. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 30 năm cũng tiến 11 điểm cơ bản lên 4.772%.
Ngoài ra, cổ phiếu Disney đã tăng 6,9% sau khi báo cáo lợi nhuận tốt hơn mong đợi. Trong khi Arm trượt 5,2% sau báo cáo quý đầu tiên với tư cách là công ty đại chúng. Bên cạnh đó, cổ phiếu MGM Resorts giảm 1,1% ngay cả sau khi công bố kết quả kinh doanh khả quan và chương trình mua lại cổ phiếu mới.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, cả S&P 500 và Nasdaq đều tăng khoảng 0.1% và ghi nhận chuỗi bứt phá dài nhất trong 2 năm. Trong khi đó, Dow Jones giảm khoảng 0.1% và chấm dứt chuỗi 7 phiên leo dốc liên tiếp.
Tính từ đầu tuần đến nay, Dow Jones mất 0.5%, trong khi S&P 500 hạ 0.3%. Nasdaq Composite là chỉ số duy nhất đạt sắc xanh với mức tăng cho tới thời điểm hiện tại là 0.3%.
Dầu Brent kết thúc trên 80 USD sau đợt bán tháo trong tuần này
Khép phiên, dầu thô Brent kỳ hạn chốt ở mức 80,01 USD/thùng, tăng 47 cent tương đương với 0,59%. Hợp đồng tương lai dầu thô Mỹ West Texas Middle (WTI) kết phiên ở mức 75,74 USD/thùng, tiến 41 cent tương đương 0,54%.
Vào cuối phiên giao dịch ngày thứ Năm, bình luận của Chủ tịch Jerome Powell cho thấy khả năng tăng lãi suất trong tương lai đã làm lung lay hy vọng về nhu cầu mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và dầu thô.
Jim Burkhard, phó chủ tịch kiêm người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường dầu mỏ tại S&P Global Commodity Insights, cho biết các nguyên tắc cơ bản của thị trường đã chi phối tâm lý nhà giao dịch trong suốt ngày thứ Năm do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông đã giảm bớt.”
Dầu Brent thấp hơn gần 20 USD/thùng so với mức đỉnh tháng 9.
Dữ liệu từ Trung Quốc hôm thứ Năm cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát giảm phát, gây nghi ngờ về cơ hội phục hồi kinh tế trên diện rộng ở quốc gia tiêu dùng hàng hóa lớn nhất thế giới.
Cụ thể, dữ liệu hải quan hồi đầu tuần cho thấy tổng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc giảm nhanh hơn dự kiến.
Các chỉ số về nhu cầu cũng hàm ý sự yếu kém của Hoa Kỳ.
Nhiều nguồn tin trích dẫn số liệu của Viện Dầu khí Hoa Kỳ cho biết, tồn kho dầu thô của Mỹ đã tăng 11,9 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 3/11.
Nếu được xác nhận, đây sẽ là mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 2. Tuy nhiên, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) đã trì hoãn công bố dữ liệu tồn kho dầu hàng tuần cho đến ngày 15/11 để nâng cấp hệ thống.
Mặc dù vậy, thị trường toàn cầu vẫn lạc quan vào thứ Năm với niềm tin rằng các ngân hàng trung ương lớn đã hoàn tất việc tăng lãi suất. Bởi vì, lãi suất cao làm tăng chi phí vay, làm giảm nhu cầu trên các thị trường, bao gồm cả dầu mỏ.
Cả OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều sẽ đưa ra quan điểm của họ về tình trạng cung và cầu dầu cơ bản vào tuần tới.
OPEC dự kiến họp vào cuối tháng để thảo luận về chính sách sản lượng cho năm 2024.