Nasdaq giảm 1,5%
Khép phiên, chỉ số S&P 500 rớt 0,94% xuống 4.402,20. Chỉ số Nasdaq sụt 1,53% xuống 13.469,13, bị ảnh hưởng bởi đà giảm hơn 2% của Microsoft và mức giảm khoảng3% của Nvidia và Alphabet. Chỉ số Dow Jones mất 76,85 điểm, tương đương 0,22%, xuống 34.440,88.
Cả 3 chỉ số chính đều đóng cửa ở mức thấp trong phiên.
Fed đã giữ lãi suất ổn định, như đã được dự đoán trước đó. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương chỉ ra rằng dự kiến nền kinh tế sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất nữa trước cuối năm nay. Ngân hàng trung ương báo hiệu rằng họ sẽ kết thúc chiến dịch tăng lãi suất sau đợt tăng lãi suất đó và bắt đầu cắt giảm lãi suất vào năm tới - mặc dù vẫn giữ lãi suất ở mức cao hơn trong năm so với tín hiệu hồi tháng Sáu.
Thị trường chao đảo khi các nhà đầu tư lắng nghe Chủ tịch Fed Powell đưa ra triển vọng về lãi suất. Ông Powell nói rằng ngân hàng trung ương sẽ “tiến hành cẩn thận” trong việc tăng lãi suất hơn nữa nhưng người đứng đầu Fed cũng lưu ý rằng còn nhiều việc phải làm trong cuộc chiến chống lạm phát. Ông Powell cũng nhận xét rằng việc hạ cánh nhẹ nhàng đối với nền kinh tế vẫn có thể xảy ra.
Ba chỉ số chính trượt dốc trong khi ông Powell phát biểu và tiếp tục lao dốc trong nửa giờ giao dịch cuối cùng.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tạiOanda, cho biết: “Nền kinh tế Mỹ quá mạnh và chu kỳ tăng lãi suất này sẽ kéo dài hơn rất nhiều so với mong muốn của Phố Wall.”
Nhóm cổ phiếu công nghệ kéo dài phiên giao dịch, trong đó công nghệ thông tin và dịch vụ truyền thông là hai lĩnh vực có diễn biến tệ nhất trong S&P 500. Các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu công nghệ và các cổ phiếu tăng trưởng khác trong năm nay với hy vọng rằng Fed sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tại thời điểm này.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm của Hoa Kỳ đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2006, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đạt mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 11/2007. Những động thái đó làm dấy lên lo ngại về tác động của lãi suất cao hơn và qua đó có thể gây áp lực lên cổ phiếu công nghệ.
Giá dầu giảm sau khi Fed giữ nguyên lãi suất
Kết phiên, giá dầu Brent giảm 0,86% ở mức 93,53 USD, trong khi dầu thô WTI của Mỹ sụt 1,01% xuống 90,28 USD.
Đó là mức đóng cửa thấp nhất của Brent kể từ ngày 13/9.
Bất chấp giá giảm, dầu Brent vẫn nằm trong vùng quámua về mặt kỹ thuật trong ngày thứ 14 liên tiếp, đây sẽ là chuỗi dài nhất kể từ năm 2012.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn dự đoán lãi suất qua đêm chuẩn của ngân hàng trung ương sẽ đạt đỉnh trong năm nay ở mức 5,50% - 5,75%, chỉ cao hơn 1/4 điểm phần trăm so với phạm vi hiện tại.
Việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.
Các nhà phân tích tại công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates cho hay: “Sự kết hợp của việc tăng lãi suất hơn nữa, sức mạnh của đồng đô la và giá dầu tiếp tục tăng sẽ làm tăng khả năng xảy ra suy thoái.”
Trong khi đó, thị trường năng lượng có ít phản ứng với dữliệu năng lượng của Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô giảm phù hợp với kỳ vọng vào tuần trước.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết trong một báo cáo hàng tuần rằng tồn kho dầu thô giảm được thúc đẩy bởi xuất khẩu dầu mạnh, trong khi tồn kho xăng và dầu diesel giảm do các nhà máy lọc dầu bắt đầu bảo trì vào mùa thu hàng năm.
Tại Anh, dữ liệu cho thấy lạm phát giảm bất ngờ trong tháng 8, khi chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,1 điểm phần trăm xuống 6,7%, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2022. Goldman Sachs cho biết họ kỳ vọng Ngân hàng Anh sẽ giữ nguyên lãi suất vào thứ Năm.
Tại Nhật Bản, xuất khẩu trong tháng 8 giảm tháng thứ 2 liên tiếp, do nhu cầu thép và dầu nặng của Trung Quốc sụt giảm, đồng thời làm dấy lên lo ngại về sự suy thoái khi lãi suất toàn cầu tăng cao.