Nasdaq Composite giảm 3 phiên liên tiếp
Kết phiên, chỉ số Dow Jones trượt 198.78 điểm, tương đương 0.57%, xuống 34,443.19 điểm. Chỉ số S&P 500 sụt 0.7% xuống 4,465.48 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq hạ 1.06% còn 13,872.47 điểm.
Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, gây áp lực lên các tài sản rủi ro một lần nữa. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn2 năm cuối phiên tăng 6 điểm cơ bản và vượt mốc 5%.
Chịu áp lực bởi lãi suất, nhóm cổ phiếu công nghệ hoạt động yếu kém, với Nasdaq giảm 3 phiên liền. Những cổ phiếu giảm mạnh nhất bao gồm Nvidia và Apple, đều mất hơn 3%. Cùng với Apple, cổ phiếu Amgen và Boeing đều giảm 2%, gây áp lực lên Dow Jones.
Sự gia tăng lợi suất trái phiếu Mỹ trong ngày thứ Tư phù hợp với dữ liệu kinh tế mạnh mẽ hơn kỳ vọng, làm dấy lên một số lo ngại về khả năng nâng lãi suất thêm nữa. Các số liệu gần đây ở cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế Mỹ đều cho thấy giá cả đang đi sai hướng.
Giá chỉ số dịch vụ ISM tiến 2.1 điểm phần trăm lên 58.9% trong tháng 8, cho thấy tỷ lệ các công ty báo cáo mức tăng cũng là mức cao nhất trong 4 tháng.
Trước đó, giá chỉ số sản xuất ISM tăng 5.8 điểm lên48.4%. Trong khi, số liệu này dưới 50% thể hiện sự sụt giảm trong khảo sát của ISM, thì bước nhảy vọt lớn trong 1 tháng là sự đảo chiều so với xu hướng gần đây. Giá thành phần tăng nhẹ so với dự báo, làm tăng thêm lo ngại về việc tiếp tục tăng lãi suất.
Sau báo cáo ngành dịch vụ, khả năng Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng 11 lên. Theo CME Group, tính đến chiều ngày thứ Tư, nhà đầu tư dự báo khả năng hơn 40% Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng 11, và khả năng 93% Fed sẽ giữ lãi suất ổn định trong tháng này.
Ngoài ra, Báo cáo về các điều kiện kinh tế Mỹ (Beige Book) từ Fed cho thấy nền kinh tế nước này có mức tăng trưởng nhẹ từ tháng 7 và tháng 8, đồng thời tốc độ tăng giá chậm lại.
Vào đầu phiên, Chủ tịch Fed khu vực Boston, Susan Collins, cho biết ngân hàng trung ương có thể “tiến hành thận trọng” trong việc nâng lãi suất thêm, nhưng chỉ ra rằng “sẽ cần phải thắt chặt hơn nữa” tuỳ thuộc vào dữ liệu.
Dầu tăng khi dự báo dự trữ dầu thô tại Mỹ sẽ giảm
Khép phiên, giá dầu Brent nhích 56 xu lên 90.60 USD/thùng. Giá dầu WTI cộng 85 xu lên 87.54 USD/thùng. Cả 2 loại dầu đều tăng 1 USD và sau đó xoá bớt đà tăng.
Các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters dự báo dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm khoảng 2.1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 01/9/2023. Cuộc thăm dò được tiến hành trước các báo cáo từ Viện Xăng dầu Mỹ (API) và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Cả 2 báo cáo từ API và EIA đều công bố một hơn 1 ngày sau so với thường lệ do nghỉ lễ Lao động vào ngày 04/9.
Hôm thứ Ba, Ả-rập Saudi và Nga gia hạn cắt giảm nguồn cung dầu tự nguyện đến cuối năm. Mức cắt giảm của Ả-rập Saudi là 1 triệu thùng/ngày, còn Nga cắt giảm 300,000 thùng/ngày. Đây là mức cắt giảm trong tháng 4 được một số nhà sản xuất OPEC+ đồng thuận kéo dài đến cuối năm 2024.
Cả Saudi và Nga sẽ xem xét các điều kiện thị trường và đưa ra quyết định hàng tháng về việc cắt giảm sâu hơn hoặc tăng sản lượng.
Phản ánh những lo ngại về nguồn cung trong ngắn hạn, dầu Brent giao ngay dao động gần mức đỉnh 9 tháng ở mức 4.13 USD/thùng, cao hơn giá giao sau. Mức chệnh lệch tương đương với hợp đồng tương lai của Mỹ lên tới 4.88 USD/thùng, cũng gần mức cao nhất trong 9 tháng.
Giá dầu giảm vào đầu phiên do những lo ngại về lãi suất và nhà đầu tư lo lắng về tình hình nền kinh tế sau khi dữ liệu cho thấy chỉ số PMI phi sản xuất của ISM đạt 54.5, cao hơn dự báo 52.5.
Đồng đô la Mỹ đã tăng lên mức cao 105, cao hơn mức đỉnh 6 tháng là 104.90 ghi nhận đêm qua. Đồng bạc xanh mạnh hơn có thể gây áp lực cho nhu cầu dầu vì làm dầu thô trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.
Các chuyên gia phân tích cảnh báo rằng sự gia tăng giá có thể ảnh hưởng đến nhu cầu khi các nhà máy lọc dầu của Mỹ bước vào giai đoạn bảo trì tháng 9 đến tháng 10. Nguồn cung có khả năng tăng từ Iran, Venezuela và Libya cũng gây áp lực lên giá dầu.