Phố Wall nối dài đà kỷ lục; Giá dầu quay đầu giảm nhẹ

(ĐTTCO) - Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm vào thứ Năm (21/03), thúc đẩy các chỉ số chính đạt mức đóng cửa kỷ lục mới. Giá dầu giảm nhẹ, chịu áp lực bởi dữ liệu nhu cầu xăng tại Mỹ yếu hơn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc
Phố Wall nối dài đà kỷ lục; Giá dầu quay đầu giảm nhẹ

Nhóm cổ phiếu công nghệ tăng vượt trội

Kết phiên, chỉ số Dow Jones tăng 269.24 điểm, tương đương 0.68%, lên 39,781.37 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích 0.32% lên 5,241.53 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite thêm 0.20% lên 16,401.84 điểm.

Jay Woods, Giám đốc chiến lược toàn cầu tại Freedom Capital Markets, nhận định: “Mọi người hiện đang đặt niềm tin vào Fed và các đợt hạ lãi suất sắp tới.”

Cổ phiếu Micron Technology leo dốc 14% nhờ kết quả kinh doanh mạnh mẽ và ghi nhận phiên tốt nhất kể từ tháng 12/2011. Thông tin này đã thúc đẩy lĩnh vực bán dẫn, với cổ phiếu Nvidia và Marvell Technology đều tăng hơn 1%. Chứng chỉ quỹ VanEck Semiconductor ETF và Semiconductor Đài Loan cũng đồng thời tăng 2%, còn cổ phiếu Broadcom cộng 5.6%.

Một số cổ phiếu công nghệ vốn hoá lớn dẫn đầu đà leo dốc gần đây cũng góp phần vào đà tăng trong phiên, với cổ phiếu Microsoft tiến gần 1%. Cổ phiếu công ty truyền thông xã hội Reddit bật tăng hơn 48% khi ra mắt thị trường. Cổ phiếu Apple đi ngược lại xu hướng tăng chung, sụt 4% sau khi Bộ Tư pháp đệ đơn kiện chống độc quyền đối với nhà sản xuất iPhone.

Các cổ phiếu công nghiệp cũng có thành tích vượt trội, thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp thuộc S&P 500 tiến 1%. Stanley Black & Decker, Pentair và Rockwell Automation nằm trong số những cổ phiếu tăng giá đáng chú ý, đều thêm 3%.

Phố Wall tăng điểm vào thứ Năm một ngày sau thắng lợi đã đưa 3 chỉ số chính lập kỷ lục mới, với S&P 500 lần đầu tiên vượt mốc 5,200 điểm.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi Fed nhắc lại dự báo về 3 đợt hạ lãi suất trong năm nay và giữ nguyên lãi suất khi kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày.

Trong khi ngân hàng trung ương không nói rõ về thời điểm hạ lãi suất, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết trong cuộc họp báo vào ngày 20/03 rằng ông dự báo lãi suất sẽ giảm miễn là dữ liệu lạm phát tiếp tục có xu hướng thấp hơn.

Bất chấp sự nhiệt tình gần đây, Julie Biel của Kayne Anderson Rudnick cảnh báo rằng thị trường có thể đang quá phấn khích về triển vọng 3 đợt hạ lãi suất trong năm nay.

Tính đến sáng ngày 21/03, nhà đầu tư dự báo xác suất 67% Fed bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 6, theo công cụ CME FedWatch.

Phố Wall sẽ theo dõi báo cáo kinh doanh từ FedEx và Nike sau khi thị trường đóng cửa.

Dầu giảm nhẹ khi nhu cầu xăng tại Mỹ yếu hơn

Khép phiên, hợp đồng dầu Brent hạ 17 xu, tương đương 0.2%, xuống 85.78 USD/thùng. Còn hợp đồng dầu WTI rớt 20 xu, tương đương 0.3%, còn 81.07 USD/thùng.

Vào ngày 20/03, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô tại Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, bất ngờ giảm trong tuần trước.

Mặc dù dự trữ xăng giảm tuần thứ 7 liên tiếp, sụt 3.3 triệu thùng xuống còn 230.8 triệu thùng, sản phẩm xăng được cung cấp, một chỉ báo đại diện nhu cầu sản phẩm, lại giảm xuống dưới 9 triệu thùng.

Bob Yawger, Giám đốc hợp đồng năng lượng tương lai tại Mizuho, cho biết sự sụt giảm trên cho thấy thị trường xăng, vốn là nền tảng cho đà leo dốc gần đây của thị trường, có thể đã bị mua quá mức.

Nhà đầu tư cũng được khích lệ từ ngân hàng trung ương Mỹ, cơ quan này đã giữ lãi suất ổn định trong phạm vi 5.25% - 5.50% vào hôm 20/03, nhưng giữ nguyên triển vọng hạ lãi suất 3 đợt trong năm nay.

Lãi suất thấp hơn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là tin tốt đối với doanh số bán dầu.

Hoạt động kinh doanh tại Mỹ ổn định trong tháng 3, nhưng giá cả tăng trên diện rộng, cho thấy lạm phát có thể vẫn tăng sau khi tăng vào đầu năm.

Góp phần hỗ trợ giá dầu, dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ vào thứ Năm cho thấy số người Mỹ lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ giảm trong tuần trước, cho thấy tăng trưởng việc làm vẫn mạnh mẽ trong tháng 3.

Các cuộc tấn công của Ukraine vào cơ sở lọc dầu của Nga cũng thúc đẩy giá dầu tăng cao, lí do là các cuộc tấn công có thể gây ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu toàn cầu.

Các chuyên gia phân tích cho rằng sự gián đoạn kéo dài có thể buộc các nhà sản xuất Nga phải giảm nguồn cung nếu họ không thể xuất khẩu dầu thô và đối mặt với những hạn chế về dự trữ.

Ngoài ra, nền kinh tế Đức có khả năng suy thoái trong quý đầu tiên của năm 2024 do tiêu dùng suy yếu và nhu cầu công nghiệp giảm đã tiếp tục thúc đẩy sự phục hồi hơn nữa trong tương lai, ngân hàng trung ương nước này cho biết trong một báo cáo kinh tế định kỳ vào ngày thứ Năm.

Cũng trong ngày thứ Năm, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh quốc (BoE) cho biết nền kinh tế Anh đang “đi đúng hướng” để ngân hàng trung ương bắt đầu hạ lãi suất.

Các tin khác