Phối hợp triển khai cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

(ĐTTCO) -  TPHCM và tỉnh Bình Phước đã thống nhất nhiều nội dung quan trọng cũng như thể hiện quyết tâm đầu tư tuyến cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sẽ kết nối với vành đai 2, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sẽ kết nối với vành đai 2, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Buổi làm việc giữa Thường trực Thành ủy TPHCM với Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước. Ảnh: VIỆT DŨNG

Buổi làm việc giữa Thường trực Thành ủy TPHCM với Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước. Ảnh: VIỆT DŨNG

Sáng 18-3, Thường trực Thành ủy TPHCM có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước để trao đổi về phương án phối hợp triển khai dự án cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.

Về phía TPHCM có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Lê Hòa Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TPHCM; cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Về phía tỉnh Bình Phước có các đồng chí: Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước; Huỳnh Thị Hằng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM; Trần Tuệ Hiền, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước; cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Phối hợp chặt chẽ để sớm triển khai, hoàn thành dự án

Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên bày tỏ hoan nghênh, đồng tình trước việc các địa phương tổ chức buổi họp để trao đổi, thống nhất phương án phối hợp để có thể triển khai, đầu tư dự án cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành được sớm nhất.

TPHCM phối hợp đầu tư cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành ảnh 1Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên phát biểu. Ảnh: VIỆT DŨNG
Đồng chí Nguyễn Văn Nên đề nghị các bên tập trung vào một số nội dung chính như việc thống nhất chủ trương đầu tư sớm tuyến cao tốc trên địa bàn TPHCM theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt. Cùng đó là việc để tỉnh Bình Phước là cơ quan chủ trì làm việc với các bộ ngành và các địa phương để thống nhất phương thức đầu tư, nguồn vốn thực hiện dự án theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra là việc thành lập Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành nhằm đẩy nhanh quá trình triển khai dự án.

Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở GTVT TPHCM Trần Quang Lâm thông tin, theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, tuyến cao tốc này dài 73km, trong đó đoạn qua TPHCM dài khoảng 2km (dự kiến kết nối vào đường vành đai 2, tại nút giao Gò Dưa, TP Thủ Đức) đi qua tỉnh Bình Dương dài 60km và tỉnh Bình Phước dài 11km. Dự kiến, dự án này còn kéo dài đến cửa khẩu Hoa Lư, kết nối với Campuchia. 

TPHCM phối hợp đầu tư cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành ảnh 2Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trao đổi cùng Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước. Ảnh: VIỆT DŨNG
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là hướng tuyến sơ bộ, cần tiếp tục khảo sát để xác định, thống nhất cụ thể trên thực địa. Song, trước tiên cần tiếp nhận chính thức dự án từ Bộ GTVT để từ đó khẩn trương rà soát, hoàn chỉnh báo cáo sơ bộ các phương án về tổng mức đầu tư, phương thức đầu tư tuyến cao tốc này. Từ kết quả này sẽ làm việc, thống nhất với Bộ GTVT, Bộ KH-ĐT rồi trình Thủ tướng.

Giám đốc Sở GTVT TPHCM kiến nghị, sớm thống nhất chủ trương đầu tư tuyến cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trên địa bàn TPHCM. Đồng thời thống nhất để UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan chủ trì làm việc với các bộ ngành và các địa phương để thống nhất phương thức đầu tư, nguồn vốn thực hiện dự án.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Văn Lợi, tuyến cao tốc qua TPHCM chỉ khoảng 2km, nhưng lại rất quan trọng, vì đây là đầu của tuyến cao tốc có ý nghĩa là dự án trọng điểm, kết nối giao thông của vùng.

TPHCM phối hợp đầu tư cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành ảnh 3Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Văn Lợi phát biểu. Ảnh: VIỆT DŨNG
Nhấn mạnh dự án có ý nghĩa quan trọng, tạo sự kết nối giao thông cho khu vực, đồng chí Nguyễn Văn Lợi mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ để nhanh chóng hoàn tất thủ tục, trình Quốc hội thông qua chủ trương bố trí vốn trung hạn 2021-2025. Về phía tỉnh, Bình Phước và Bình Dương đã có sự trao đổi, cơ bản thống nhất về hướng tuyến; đồng thời Bình Phước cũng đã đăng ký làm việc với Bộ trưởng các Bộ GTVT, KH-ĐT về dự án. “Bình Phước quyết tâm thực hiện, phối hợp thực hiện dự án để sớm hoàn thành, đưa dự án cao tốc này vào khai thác”, đồng chí Nguyễn Văn Lợi thể hiện quyết tâm.

Hình thành trục giao thông tạo động lực phát triển

Nêu ý kiến tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Trần Lưu Quang nêu rõ một số khó khăn, thử thách khi thực hiện dự án. Theo đó, dự án này có tổng kinh phí đầu tư lớn (hiện vẫn đang tính toán cụ thể - PV), đi qua 3 địa phương và quá trình hoàn thành các thủ tục thực hiện dự án cũng sẽ mất nhiều thời gian.

TPHCM phối hợp đầu tư cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành ảnh 4Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Trần Lưu Quang phát biểu. Ảnh: VIỆT DŨNG
Đồng chí Trần Lưu Quang cho rằng, các địa phương không quyết liệt phối hợp hoàn tất các thủ tục thực hiện dự án thì tiến độ dự án sẽ tiếp tục chậm ngày khởi công, hoàn thành.

Theo tính toán ban đầu, kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng ở TPHCM là khoảng 1.500 tỷ đồng; ở tỉnh Bình Dương vào khoảng 5.300 tỷ đồng… Liên quan đến vấn đề này, theo đồng chí Trần Lưu Quang, đất thu hồi nằm ở địa phương nào thì nơi đó chịu trách nhiệm chi trả bồi thường. Đối với TPHCM, việc cân đối nguồn kinh phí thực hiện bồi thường phục vụ dự án là sự cố gắng lớn. Hơn thế, ở Bình Dương để cân đối đủ nguồn kinh phí để thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (thực hiện một cách đồng bộ) đòi hỏi sự nỗ lực, quyết liệt rất lớn.

Ngoài ra, để thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư thì cần một nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách. Ở dự án này, với mức khái toán tổng mức đầu tư theo đơn vị tư vấn thì ngân sách Trung ương sẽ cần hỗ trợ khoảng 15.000 tỷ đồng. “Trong điều kiện có dịch Covid-19, việc tranh thủ nguồn vốn trung hạn từ ngân sách Trung ương ở mức này là rất khó khăn”, đồng chí Trần Lưu Quang nhận xét. Do đó, đồng chí đề nghị cần cố gắng hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (trong khoảng 2, 3 năm) rồi thực hiện dự án một phần và chấp nhận dự án chuyển tiếp qua giai đoạn sau để đầu tư hoàn thiện dự án.

TPHCM phối hợp đầu tư cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành ảnh 5Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền phát biểu. Ảnh: VIỆT DŨNG
Tại buổi làm việc, các bên cũng trao đổi nhiều nội dung cụ thể khác và đi đến thống nhất nhiều vấn đề. Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nêu rõ, tuyến cao tốc này nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam, kết nối từ Tây Nguyên qua Bình Phước, Bình Dương, nối vào phía Đông TPHCM và theo tuyến đường vành đai 2 của TPHCM đi về các tỉnh Đông Nam bộ. Đây là trục đường giao thông rất quan trọng, đảm bảo kết nối giao thông các trung tâm kinh tế trọng điểm, sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM, các tỉnh liên quan cũng như khu vực.
TPHCM phối hợp đầu tư cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành ảnh 6Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền. Ảnh: VIỆT DŨNG
Vì vậy, các địa phương cần có sự quyết liệt thực hiện, thống nhất cao để thuyết phục, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Trung ương. Đồng chí mong muốn các địa phương, đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, khẩn trương hoàn tất các thủ thực hiện dự án với kế hoạch, trách nhiệm cụ thể. Đồng chí Nguyễn Văn Nên cũng đề nghị UBND TPHCM và UBND các tỉnh Bình Phước, Bình Dương trao đổi, xác định cụ thể tổng mức đầu tư, cân đối từ nhiều nguồn vốn để đảm bảo tính khả thi. Đặc biệt là việc sớm hoàn tất thủ tục để kịp trình Quốc hội khóa XV thông qua chủ trương bố trí vốn trung hạn 2021-2025 tại phiên họp đầu tiên.

Tuyến cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành quy mô 6-8 làn xe nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Tháng 10-2019, Bộ GTVT đã tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Mới đây, Văn phòng Chính phủ có thông báo truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư dự án đường cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo hình thức đối tác công tư (PPP). Bộ GTVT và Bộ KH-ĐT được giao bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trung hạn 2021-2025 để triển khai thực hiện dự án.

Các tin khác