Rà soát quy hoạch ngành xi măng

Trước tình hình khó khăn nghiêm trọng của các DN trong ngành, Hiệp hội Xi măng Việt Nam đã kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội rà soát quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng.

Trước tình hình khó khăn nghiêm trọng của các DN trong ngành, Hiệp hội Xi măng Việt Nam đã kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội rà soát quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng.

Bức tranh màu xám

Những khó khăn của nền kinh tế 5 tháng đầu năm 2012 đã tác động nghiêm trọng đến mọi hoạt động của ngành công nghiệp xi măng, khiến sản xuất xi măng chỉ đạt 19 triệu tấn, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm 2011 (22,2 triệu tấn); tiêu thụ đạt 19 triệu tấn, giảm 7,8% (20,5 triệu tấn).

Sản xuất và tiêu thụ giảm, nhưng ngược lại, năng lực sản xuất của toàn ngành (công suất thiết kế, sản lượng) lại tăng khoảng 10% so với năm 2011, do cao trào đầu tư xi măng đã khởi động từ những năm gần đây chưa hãm lại được.

Năm 2012 toàn ngành xi măng có công suất thiết kế khoảng 70 triệu tấn, sản lượng dự kiến đạt 60-62 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ nội địa năm 2012 dự kiến chỉ 47-48 tấn, phấn đấu xuất khẩu 7-8 triệu tấn, dư thừa khoảng 6 triệu tấn.

Việc đầu tư tràn lan các nhà máy xi măng đã phá vỡ quy hoạch chung của toàn ngành. Ảnh: ĐỨC THÀNH

Việc đầu tư tràn lan các nhà máy xi măng đã phá vỡ quy hoạch chung
của toàn ngành. Ảnh:  ĐỨC THÀNH

Có thể thấy những nguyên nhân gây nên tình trạng sản xuất và tiêu thụ suy giảm  do thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tư công khiến sức mua của nền kinh tế giảm, sức tiêu thụ xi măng cũng giảm theo.

Bên cạnh đó, dù bối cảnh kinh tế khó khăn, suy giảm, nhưng ngành xi măng những năm gần đây lại đầu tư quá mạnh và ồ ạt nên công suất thiết kế và năng lực sản xuất tăng vượt cả nhu cầu, dẫn đến tình trạng dư thừa xi măng. Từ năm 2011 đến nay, ngành đã đẩy mạnh xuất khẩu clinker, xi măng, coi như một giải pháp tình thế để giải quyết một phần tình trạng dư thừa.

Tuy nhiên, xuất khẩu không phải là một giải pháp có hiệu quả kinh tế đối với mặt hàng xi măng chi phí vận chuyển lớn vì khối lượng lớn, cồng kềnh; thiếu cảng và phương tiện bốc xếp chuyên dụng…). Dự báo, tình hình dư thừa xi măng còn tiếp tục xảy ra trong những năm tới nếu không có những giải pháp quyết liệt, như kích cầu tiêu thụ xi măng, rà soát điều chỉnh lại quy hoạch đầu tư phát triển xi măng theo hướng giảm, hoãn hoặc ngừng hẳn một số dự án xi măng.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn là cung lớn hơn cầu trong xu thế giá đầu vào liên tục tăng. Tính từ năm 2011 đến nay giá than tăng 170%, điện tăng 19%, dầu tăng 40%. Trong đó, than là nguồn năng lượng quan trọng đối với sản xuất xi măng, nhưng từ năm 2011 đến nay, than không chỉ tăng giá mà còn hạ phẩm cấp, chất lượng (tăng độ tro, độ ẩm, hạ nhiệt lượng…), đồng nghĩa với tăng giá kép.

Tại khu vực Tuyên Quang - Thái Nguyên, các nhà máy xi măng thuộc Vinacomin, TKV quản lý được cung cấp than với những điều kiện ưu ái hơn (nhận than tại mỏ gần nhà máy, được thanh toán chậm…) so với các nhà máy xi măng ngoài ngành than, từ đó tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà máy xi măng trong cùng khu vực.

Ở những khu vực khác điều kiện thanh toán ngặt nghèo, có những lúc TKV ký hợp đồng cung cấp không đủ than cũng gây khó khăn cho các nhà máy xi măng.

DN chung tay, Nhà nước hỗ trợ

Thời gian qua do cung lớn hơn cầu nên một số công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ bằng nhiêu hình thức khuyến mại như: thưởng xi măng, hiện vật, hỗ trợ phí vận chuyển, giảm giá… Trong xuất khẩu cũng có hiện tượng giảm giá không lành mạnh, càng tạo điều kiện cho khách hàng nước ngoài ép giá DN trong nước, gây thiệt hại chung cho toàn ngành.

Vì vậy, đã đến lúc các DN sản xuất xi măng cần trao đổi, bàn bạc tìm phương thức hợp tác với nhau trong tiêu thụ sản phẩm theo văn hóa “buôn có bạn, bán có phường” để mọi người cùng thắng, cùng tồn tại và phát triển trên thương trường cạnh tranh khốc liệt này.

Ngoài ra, các DN trong ngành cũng nhất trí rằng để giảm bớt khó khăn trong tình hình hiện nay, các DN phải hợp tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để duy trì sản xuất ở mức hợp lý khoảng 80% công suất thiết kế. Hợp tác đẩy mạnh xuất khẩu clinker và xi măng để năm 2012 đạt khoảng 7-8 triệu tấn với mức giá hợp lý.

Xuất khẩu clinker với giá giao tại cảng (FOB) ở mức 36USD/tấn trong điều kiện giá đầu vào như hiện nay, đối với phần lớn các DN xi măng, là chưa đủ bù chi phí biến đổi. Vì vậy phải phấn đấu xuất ở mức giá FOB tối thiểu 40USD/tấn mới hợp lý. Ở mỗi khu vực các DN cần thống nhất cử ra một DN có đủ tiềm lực, uy tín làm “DN dẫn dắt thị trường” nhằm tạo dựng một thị trường có tổ chức.

Cùng với nỗ lực từ phía các DN, hiệp hội xin kiến nghị đến Chính phủ và Quốc hội một số vấn đề nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN xi măng. Thứ nhất, rà soát lại quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng theo QĐ 1488/QĐ-TTg ngày 29-8-2011 cho phù hợp với nhu cầu xi măng trong những năm sắp tới (từ nay đến 2015) để tránh tình trạng dư thừa xi măng.

Thứ hai, Quốc hội và Chính phủ có những tháo gỡ cụ thể giúp các DN xi măng giải quyết những khó khăn về tài chính như: giãn nợ các khoản vay nước ngoài, cơ cấu lại danh mục nợ; khoanh nợ, lùi thời hạn trả nợ các khoản vay trong nước đã đến hạn; hạ lãi suất cho vay về mức hợp lý 10-12%/năm; Giảm thuế VAT xuống còn 5% như thời điểm 2008-2009. 

Các tin khác