Tuy nhiên nhiều nơi có muốn bán cũng không có người mua, nhiều dự án trong cơn sốt 2008-2009 đến nay vẫn còn hệ lụy.
Tỉnh táo trước lời đồn thổi
Những thông tin về dự án hạ tầng khủng đã bị giới đầu nậu và cò đất lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất nền ở các khu vực này. Trước những viễn cảnh tốt đẹp được vẽ ra, nhiều người đã bị mê hoặc và không ngần ngại xuống tiền. |
Lúc đó các công ty BĐS, nhân viên môi giới vẽ ra một viễn cảnh tuyệt vời về một TP hiện đại, sầm uất khi trung tâm hành chính của tỉnh chuyển về đây, giá đất lúc đó sẽ tăng cao như đất quận 1, quận 3 của TPHCM. Nhìn vào hạ tầng đường sá được đầu tư rộng rãi, nhiều khu nhà mới được xây dựng… ai cũng nghĩ nhà đất nơi đây sẽ sầm uất, tăng giá trong vài năm tới nên mạnh dạn đầu tư vào đây.
Nhưng thực tế đã chứng minh “đời không như là mơ”, hơn 3 năm kể từ khi trung tâm hành chính chuyển về TP mới Bình Dương, nhiều dãy nhà vẫn hoang hóa không có người ở, nhiều dự án đất nền không có ai xây nhà…
Nhưng thực tế đã chứng minh “đời không như là mơ”, hơn 3 năm kể từ khi trung tâm hành chính chuyển về TP mới Bình Dương, nhiều dãy nhà vẫn hoang hóa không có người ở, nhiều dự án đất nền không có ai xây nhà…
Anh Trương Quang Quý, một nhà đầu tư đến từ TPHCM, cho biết năm 2010 anh mua một nền đất diện tích 150m2 tại dự án River City nằm cách TP mới Bình Dương không xa với giá 300 triệu đồng, hy vọng sau này làm nơi kinh doanh hoặc bán lấy lời khi “TP mới Bình Dương” hình thành. Nhưng cho đến thời điểm này lô đất vẫn không lên giá bao nhiêu, quan trọng hơn là tính thanh khoản rất kém, muốn bán cũng khó. Anh là một trong hàng ngàn nhà đầu tư đi tắt đón đầu đã ôm quả đắng tại thị trường BĐS Bình Dương.
Hiện nay tại TPHCM, giới cò đất cũng ăn theo những thông tin trên giấy để đẩy giá đất lên. Tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương có 5 gói thầu, hiện nay chỉ có 1 gói thầu duy nhất được triển khai là tòa nhà điều hành của dự án đang được xây dựng tại điểm cuối của tuyến (phường Tân Thới Nhất, quận 12).
Hiện nay tại TPHCM, giới cò đất cũng ăn theo những thông tin trên giấy để đẩy giá đất lên. Tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương có 5 gói thầu, hiện nay chỉ có 1 gói thầu duy nhất được triển khai là tòa nhà điều hành của dự án đang được xây dựng tại điểm cuối của tuyến (phường Tân Thới Nhất, quận 12).
Nhưng giá đất khu vực này tăng chóng mặt thời gian qua với lý do là gần tuyến Metro. Nếu mọi chuyện thuận lợi có thể đến 10 năm nữa tuyến Metro số 2 mới vận hành. Vậy tại thời điểm này mua đất giá cao để chờ 10 năm nữa để hưởng dịch vụ này liệu có hợp lý không?
Để tránh rủi ro nhà đầu tư nên chọn những dự án đã được đầu tư bài bản, pháp lý rõ ràng (một dự án đất nền khu vực Tây Bắc TP được đầu tư hạ tầng bài bản trước khi bán).
Làm gì để tránh rủi ro?
Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh, cho rằng sốt đất là hiện tượng phát triển không lành mạnh của thị trường. Bản thân ông cũng không muốn thị trường sốt bởi có lên phải có xuống, lên nhiều phải xuống nhiều, sẽ ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp và cả khách hàng, nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh, cho rằng sốt đất là hiện tượng phát triển không lành mạnh của thị trường. Bản thân ông cũng không muốn thị trường sốt bởi có lên phải có xuống, lên nhiều phải xuống nhiều, sẽ ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp và cả khách hàng, nhà đầu tư.
Trong tình hình hiện nay, nhiều chuyên gia khuyến cáo người mua cần bình tĩnh không chạy theo đám đông mà chọn những dự án pháp lý rõ ràng, những dự án đã có sổ đỏ càng tốt, hạ tầng đã được đầu tư… Cũng không quá nên kỳ vọng vào những viễn cảnh tốt đẹp của những dự án khi nó chưa có gì mà buộc khách hàng phải mua nhà, đất cao.
Nhiều chuyên gia BĐS đánh giá, hiện nay nhìn toàn cục thị trường BĐS vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro như đã có tình trạng lệch pha cung - cầu, chủ yếu lệch về phân khúc BĐS cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng; nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng và nguồn vốn xã hội (chủ yếu là của người mua nhà) đổ vào thị trường BĐS rất lớn, có xu hướng lệch vào một số doanh nghiệp lớn và vào phân khúc BĐS cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng.
Nhiều chuyên gia BĐS đánh giá, hiện nay nhìn toàn cục thị trường BĐS vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro như đã có tình trạng lệch pha cung - cầu, chủ yếu lệch về phân khúc BĐS cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng; nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng và nguồn vốn xã hội (chủ yếu là của người mua nhà) đổ vào thị trường BĐS rất lớn, có xu hướng lệch vào một số doanh nghiệp lớn và vào phân khúc BĐS cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng.
Đồng thời đã có sự gia tăng nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp (chỉ riêng phân khúc BĐS cao cấp, tỷ lệ nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp lên đến hơn 60%); và còn có hiện tượng sốt giá ảo trong phân khúc đất nền ở các quận ven và một số huyện như: quận 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ.
Mới đây Hiệp hội BĐS TPHCM cũng đề nghị lãnh đạo TP chỉ đạo các nhà đầu tư khẩn trương trình các dự án đầu tư Đại lộ ven sông Sài Gòn; TP mới Củ Chi; TP ven biển (Marina City) Cần Giờ... để được xét duyệt theo quy định và sớm công bố kết quả xét duyệt để người dân hiểu rõ thông tin, tránh bị giới đầu nậu và cò đất lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất nền ở các khu vực này.
Mới đây Hiệp hội BĐS TPHCM cũng đề nghị lãnh đạo TP chỉ đạo các nhà đầu tư khẩn trương trình các dự án đầu tư Đại lộ ven sông Sài Gòn; TP mới Củ Chi; TP ven biển (Marina City) Cần Giờ... để được xét duyệt theo quy định và sớm công bố kết quả xét duyệt để người dân hiểu rõ thông tin, tránh bị giới đầu nậu và cò đất lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất nền ở các khu vực này.
TP cần sớm ban hành quy định về diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa, tạo điều kiện cho các hộ gia đình đông người có nhu cầu tách thửa ra riêng, nhưng cần có cơ chế quản lý chặt chẽ để tránh trường hợp bị giới đầu nậu và cò đất lợi dụng thực hiện tách thửa, phân lô bán nền tràn lan, cũng là một nguyên nhân dẫn tới cơn sốt giá ảo đất nền như trong thời gian qua.
Hiệp hội cũng kiến nghị UBND TP chỉ đạo nghiên cứu cơ chế, chính sách để quản lý hoạt động kinh doanh BĐS của giới đầu nậu, cò đất hiện đang hoạt động với tư cách cá nhân không có đăng ký kinh doanh, có trường hợp nấp bóng chủ đất, hoặc doanh nghiệp để kinh doanh BĐS với nhiều thủ đoạn tinh vi để trốn thuế, né thuế, trong khi theo quy định của Luật Kinh doanh BĐS 2014, hoạt động mua bán đất nền cũng là hoạt động kinh doanh BĐS phải có đăng ký kinh doanh, phải có vốn pháp định.
Hiệp hội cũng kiến nghị UBND TP chỉ đạo nghiên cứu cơ chế, chính sách để quản lý hoạt động kinh doanh BĐS của giới đầu nậu, cò đất hiện đang hoạt động với tư cách cá nhân không có đăng ký kinh doanh, có trường hợp nấp bóng chủ đất, hoặc doanh nghiệp để kinh doanh BĐS với nhiều thủ đoạn tinh vi để trốn thuế, né thuế, trong khi theo quy định của Luật Kinh doanh BĐS 2014, hoạt động mua bán đất nền cũng là hoạt động kinh doanh BĐS phải có đăng ký kinh doanh, phải có vốn pháp định.