S&P 500 gần như đi ngang
Khép phiên, chỉ số S&P 500 nhích 0,01%, ổn định ở mức 4.154,52, trong khi Nasdaq Composite tăng 0,03%, lên12.157,23. Chỉ số Dow Jones mất 79,62 điểm, tương đương 0,23%, xuống 33.897,01.
Trong khi nhiều công ty công bố báo cáo vượt qua ước tínhthấp của các nhà phân tích, nhà đầu tư nhận thấy điều gì đó không ổn trong kết quả khiến cổ phiếu giảm giá. Việc thiếu dự báo từ các công ty lớn cũng khiến các nhà đầu tư lo lắng, với việc Fed sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong vài tuần tới và nỗi lo suy thoái đang bao trùm.
Sandi Bragar, giám đốc khách hàng của Aspiriant cho biết: “Cho đến nay, thị trường thực sự khá ảm đạm trong mùabáo cáo thu nhập này.”
Cổ phiếu Netflix giảm 3,2%. Hồi thứ Ba, gã khổng lồ phát trực tuyến đã khiến các nhà đầu tư thất vọng khi đẩy lùi kế hoạch kiểm soát việc chia sẻ mật khẩu. Trong quý gần nhất, EPS của Netflix đã vượt kỳ vọng của các nhà phân tích. Công ty cũng đã có thêm nhiều người đăng ký tài khoảnhơn dự kiến, nhưng không đạt được doanh thu như kỳ vọng.
Báo cáo từ các tổ chức ngân hàng lớn khép lại với cổ phiếu Morgan Stanley tăng 0,7%. Theo Mike Mayo, nhà phân tích của Wells Fargo, bất chấp kết quả khả quan, cổ phiếunày ban đầu giảm do tỷ suất lợi nhuận của các mảng kinh doanh ngân hàng đầu tư, quản lý tài sản yếu hơn dự kiến. Ông nói, việc bình thường hóa thuế suất của ngân hàng sẽ cho thấy lợi nhuận trong quý thấp hơn dự kiến.
Các nhà đầu tư đã theo dõi chặt chẽ ngành này sau khi 2 ngân hàng sụp đổ vào tháng trước làm dấy lên lo ngại rằng sự sụp đổ sẽ lan rộng.
Từ đầu tuần đến nay, giao dịch đã trở nên khó khăn khi các nhà đầu tư đánh giá mùa báo cáo thu nhập cao điểm. Phố Wall mùa này đang săn lùng các dấu hiệu của nhu cầu suy yếu và các điều kiện có khả năng cản trở khả năng sinh lời vào nửa cuối năm 2023.
Dầu giảm trước khả năng tăng lãi suất của Fed
Đồng USD mạnh hơn có thể làm tổn hại đến nhu cầu dầu toàn cầu bằng cách làm cho nó đắt hơn ở các quốc gia khác. Các nhà đầu tư cũng nản lòng bởi lạm phát vẫn cao ở châu Âu và dữ liệu kinh tế không đồng đều ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent giảm 1,65 USD, tương đương 2,0%, xuống 83,12 USD/thùng. Dầu thô WTIsụt 1,70 USD, tương đương 2,1%, xuống mức 79,16 USD.
Đó là mức đóng cửa thấp nhất cho cả hai kể từ ngày 31/3, xóa bỏ hầu hết mức tăng giá kể từ khi OPEC+ công bố cắt giảm sản lượng dầu bất ngờ vào ngày 2/4.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), các kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã sụt 4,6 triệu thùng so với dự kiến vào tuần trước do các nhà máy lọc dầu hoạt động và xuất khẩu tăng, trong khi tồn kho xăng bất ngờ tăng do nhu cầu đáng thất vọng.
Con số đó cao hơn nhiều so với dự báo của các nhà phân tích về mức giảm 1,1 triệu thùng dầu thô và ước tính của Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ vào cuối ngày thứ Ba về mức giảm 2,7 triệu thùng.
Tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏdo dữ liệu quý đầu tiên không đồng đều cho thấy sự phục hồi kinh tế gập ghềnh sau khi nước này loại bỏ chính sách zero–Covid.
Các chỉ số chứng khoán trên toàn thế giới cũng trượt dốc sau khi tăng liên tiếp khi các nhà đầu tư xem xét các báo cáo thu nhập mới nhất, trong khi dữ liệu lạm phát của Anh củng cố kỳ vọng về việc Fed và các ngân hàng trung ương khác tăng lãi suất.
Chủ tịch Fed khu vực Atlanta, Raphael Bostic, cho biết Fed có khả năng sẽ tăng lãi suất thêm một lần nữa.
Theo một báo cáo của Fed, hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ ít thay đổi trong những tuần gần đây do tăng trưởng việc làm có phần chững lại và lạm phát có vẻ chậm lại.
Trong khi đó, các quan chức của Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn cảnh giác với lạm phát và cũng đã đề xuất tăng lãi suất hơn nữa.
Gây thêm áp lực lên giá dầu, các nhà máy lọc dầu châu Á đã tiếp tục mua dầu thô của Nga trong tháng Tư. Ấn Độ và Trung Quốc đã mua phần lớn dầu của Nga với giá cao hơn mức giá trần của phương Tây là 60 USD/thùng, Reutersđưa tin.