Giá dầu giảm khoảng 2% sau khi dữ liệu kinh tế vững chắc của Hoa Kỳ đã thúc đẩy đồng đô la lên mức cao nhất trong 2 tháng, do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) có thể tăng lãi suất một lần nữa vào tháng 6.
S&P 500 tăng gần 1%
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 tăng thêm 0,94% lên 4.198,05. Chỉ số Dow Jones cộng 115,14 điểm, tương đương 0,34%, đạt 33.535,91, sau khi giao dịch giảm trong phần lớn thời gian của phiên. Nasdaq nặng về công nghệ tiến 1,51% lên 12.688,84. Thứ Năm đánh dấu phiên tăng thứ 2 liên tiếp của các chỉ số chính.
Đà tăng hôm thứ Năm đã thúc đẩy mức tăng hàng tuần cho các chỉ số. Nasdaq dẫn đầu với mức tăng vọt 3,3%. S&P 500 và Dow tăng lần lượt là 1,8% và 0,7%.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Kevin McCarthy cho biết hôm thứ Năm rằng ông lạc quan có thể đạt được thỏa thuận kịp thời cho cuộc bỏ phiếu của Hạ viện vào tuần tới.
Ông McCarthy nói: “Tôi thấy con đường mà chúng ta có thể đi đến một thỏa thuận. Và tôi nghĩ bây giờ chúng tôi có một quy trình và mọi người đang làm việc chăm chỉ, và ý tôi là, chúng tôi đang làm việc 2 hoặc 3 lần một ngày, sau đó quay trở lại để đạt được nhiều kết quả hơn.”
Theo Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, những bình luận của ông được đưa ra khi chỉ còn 2 tuần nữa là đến ngày 1/6, ngày sớm nhất mà Hoa Kỳ có thể vỡ nợ.
Gã khổng lồ bán lẻ Walmart đã hỗ trợ thị trường, cổ phiếu Walmart tăng thêm 1,3% sau báo cáo tài chính khả quan. Công ty đã đánh bại các dự báo của Phố Wall về cả lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và doanh thu trong quý đầu tiên, đồng thời nâng cao triển vọng về hiệu suất cả năm.
Tuy nhiên, tâm lý của các nhà đầu tư đã phần nào bị kiềm chế sau khi Chủ tịch Fed tại Dallas, Lorie Logan, cho biết dữ liệu kinh tế mới nhất chưa chứng minh được việc tạm dừng tăng lãi suất. Bà lưu ý rằng quyết định chính sách vào tháng 6 sẽ dựa trên dữ liệu lạm phát và lao động chưa được công bố.
Dầu trượt giá khi dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ thúc đẩy đồng đô la
Khép phiên, hợp đồng dầu Brent sụt 1 USD, tương đương 1,2%, xuống 75,98 USD/thùng. Trong khi dầu thô WTI của Hoa Kỳ mất 85 cent, tương đương 1,1%, xuống 72,04 USD.
Đồng đô la mạnh hơn có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ bằng cách làm cho giá dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Chủ tịch Fed khu vực Dallas, Lorie Logan cho biết bà lo ngại rằng lạm phát “quá cao” vẫn chưa hạ nhiệt đủ nhanh để cho phép Fed tạm dừng chiến dịch tăng lãi suất vào tháng 6/2023
Lãi suất cao làm tăng chi phí đi vay, từ đó có thể làm giảm nhu cầu dầu do tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Dữ liệu kinh tế tháng 4 mạnh mẽ của Hoa Kỳ bên cạnh sự lạc quan về các cuộc đàm phán trần nợ đã củng cố kỳ vọng của thị trường về một đợt tăng lãi suất tiếp theo, ANZ Research cho biết trong một lưu ý.
Tổng thống Joe Biden và nghị sĩ hàng đầu của Đảng Cộng hòa, Kevin McCarthy hôm thứ Tư đã nhấn mạnh quyết tâm đạt được thỏa thuận nâng trần nợ 31,4 nghìn tỷ đô la của chính phủ liên bang và tránh một vụ vỡ nợ thảm khốc về kinh tế.
Một thỏa thuận nợ cần phải đạt được trước khi chính phủ hết tiền để thanh toán các hóa đơn của mình, có thể là ngay sau ngày 1/6.
Các nhà giao dịch đang dự báo khoảng 20% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 6, trong khi một tháng trước, các nhà giao dịch đã dự đoán khả năng khoảng 20% họ sẽ cắt giảm lãi suất.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Luis de Guindos, cho biết ECB sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất hơn nữa để đưa lạm phát trở lại mục tiêu trung hạn là 2% mặc dù hầu hết các biện pháp thắt chặt đã được thực hiện.
Cũng gây áp lực lên giá dầu, các cổ phiếu blue-chip ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, trượt dốc sau khi sản lượng công nghiệp và tăng trưởng doanh số bán lẻ của nước này thấp hơn dự báo, cho thấy sự phục hồi kinh tế đang mất đà.
Về phía nguồn cung, xuất khẩu dầu thô của Ả Rập Xê Út tăng khoảng 1% lên 7,52 triệu thùng/ngày trong tháng 3 so với tháng trước, theo dữ liệu từ Joint Organisations Data Initiative (JODI).