Đáng chú ý, các NH nước ngoài đã có sự thay đổi rõ rệt khi tấn công mạnh vào những “miếng bánh” hấp dẫn của thị trường tài chính. Như vậy, sự cạnh tranh của các NH trong nước, nhất là NH nhỏ dự báo sẽ ngày càng gay gắt hơn.
Đẩy mạnh mở rộng mạng lưới
Đầu tháng 5-2018, NH TNHH MTV United Overseas Bank (UOB) Việt Nam thông báo về việc thành lập và dự kiến khai trương hoạt động vào ngày 2-7 tới. Trước đó, UOB Việt Nam đã được NHNN cấp giấy phép (ngày 21-9-2017) với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Đây là NH 100% vốn nước ngoài thứ 9 có mặt tại Việt Nam tính đến thời điểm này. Trong khi đó, các NH 100% vốn ngoại đã có mặt tại Việt Nam đang rất xông xáo mở rộng thị trường.
Mới đây, Shinhan Bank Việt Nam khai trương 4 chi nhánh và phòng giao dịch tại TPHCM và Hà Nội, nâng tổng số chi nhánh, phòng giao dịch lên con số 30 trên toàn quốc, và là NH nước ngoài lớn nhất Việt Nam hiện nay. Sau khi thành lập chi nhánh vào năm 2017, Woori Bank Việt Nam cũng dự kiến mở thêm 6 chi nhánh nữa trong năm nay. NH này vừa kết nối với Tổng cục Hải quan để thực hiện thanh toán thu nộp thuế, bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử với cơ quan hải quan trên toàn quốc.
Ở các nước, quy mô vốn quyết định NH được hoạt động những dịch vụ nào, trong khi tại Việt Nam NH nhỏ hay lớn đều được cấp phép dịch vụ giống nhau, dẫn đến chồng chéo, cạnh tranh thiếu lành mạnh. Nếu mỗi NH trong nước hướng đến một phạm vi vùng miền, ngành nghề hay phân khúc khách hàng khác nhau, cơ hội phát huy thế mạnh sẽ lớn hơn, áp lực cạnh tranh sẽ giảm. Đây là việc làm càng sớm càng tốt để tạo thị phần vững chắc trước làn sóng NH ngoại đổ bộ vào Việt Nam. |
Cụ thể đến từ Nhật Bản có các tên tuổi như The Bank Of Tokyo Mitsubish, Sumitomo Mitsui Bank, Mizuho Bank, Acom, The Bank of Fukuoka; Mitsubishi UFJ Lease & Finance Company Limited; NH hợp tác quốc tế Nhật Bản, The Ogaki Kyoritsu Bank, Resona Bank, The Joyo Bank. Các NH đến từ Hàn Quốc cũng đang tích cực phát triển mạng lưới, như The Industrial Bank of Korea đang có 2 chi nhánh tại Hà Nội và TPHCM cũng dự tính mở thêm một chi nhánh mới; KB Kookmin Bank dự định mua lại 1 NH để mở thêm chi nhánh; Nonghyup thông qua một chi nhánh tại Hà Nội với kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động trong thời gian tới…
Tăng cường cạnh tranh
Tính đến tháng 2-2017, tổng tài sản của các NH liên doanh, NH nước ngoài đạt 940.394 tỷ đồng, vốn tự có 145.055 tỷ đồng, vốn điều lệ 109.468 tỷ đồng. Đáng chú ý, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của nhóm NH này lên đến 27,89%. Thống kê mới nhất về hiệu suất sinh lời của các TCTD được NHNN cho biết tại thời điểm cuối quý III-2017, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của nhóm này 0,74%, còn nhóm NHTM nhà nước chỉ đạt 0,46% và nhóm NHTMCP đạt 0,5%.
Tăng cường cạnh tranh
Tính đến tháng 2-2017, tổng tài sản của các NH liên doanh, NH nước ngoài đạt 940.394 tỷ đồng, vốn tự có 145.055 tỷ đồng, vốn điều lệ 109.468 tỷ đồng. Đáng chú ý, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của nhóm NH này lên đến 27,89%. Thống kê mới nhất về hiệu suất sinh lời của các TCTD được NHNN cho biết tại thời điểm cuối quý III-2017, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của nhóm này 0,74%, còn nhóm NHTM nhà nước chỉ đạt 0,46% và nhóm NHTMCP đạt 0,5%.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các NH liên doanh, nước ngoài là 4,57%. Trong khi các NH Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề để nâng cao chất lượng hoạt động từ tăng vốn, đầu tư công nghệ, xử lý nợ xấu, tăng cường quản trị…, các NH ngoại lại tập trung mở rộng thị phần, thâm nhập nhiều hoạt động kinh doanh và kiếm lời khủng.
Kết thúc năm 2017, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của HSBC Việt Nam đạt lần lượt 2.232 tỷ đồng và 1.779 tỷ đồng, tăng gần 24% so với năm trước. Nợ xấu của NH giảm từ 0,84% cuối năm 2016 xuống còn 0,52% vào cuối 2017; tỷ lệ an toàn vốn là 14%. ANZ Việt Nam cũng ghi nhận lợi nhuận đến 1.335 tỷ đồng, tăng đột biến 2,3 lần so với năm 2016, trong khi Shinhan Bank Việt Nam đạt 1.617 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 24,6%.
Đây là mức lợi nhuận rất nhiều NHTMCP của Việt Nam phải nỗ lực rất lớn mới có được.
Trước đây, các NH nước ngoài đến Việt Nam chủ yếu theo chân khách hàng truyền thống, doanh nghiệp của nước đó, ít tham gia các hoạt động tín dụng hay huy động vốn đối với khách hàng trong nước. Tuy nhiên, xu hướng này đã thay đổi.
Trước đây, các NH nước ngoài đến Việt Nam chủ yếu theo chân khách hàng truyền thống, doanh nghiệp của nước đó, ít tham gia các hoạt động tín dụng hay huy động vốn đối với khách hàng trong nước. Tuy nhiên, xu hướng này đã thay đổi.
Năm ngoái, cho vay khách hàng của HSBC Việt Nam tăng 23%, đạt hơn 39.900 tỷ đồng; tiền gửi của khách hàng tăng 33%, đạt 74.353 tỷ đồng. HSBC còn ưu đãi mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng dịch vụ NH trực tuyến cộng thêm lãi suất 0,25%/năm đối với tiền gửi VNĐ.
Vượt trội hơn, Shinhan Bank Việt Nam kéo khách gửi tiền với khuyến mại mở tài khoản tiết kiệm VNĐ trên ứng dụng mobile banking, hoặc internet banking được hưởng lãi suất cao hơn 0,5% so với mở tài khoản tiết kiệm tại quầy, áp dụng đối với tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 tháng. NH này cũng đang nằm trong nhóm 5 NH được đánh giá có lãi suất cho vay mua nhà hấp dẫn nhất thị trường khi đưa ra gói vay ưu đãi 8,3%/năm cố định trong 3 năm, đồng thời còn giảm thêm 0,2%/năm đối với khách hàng nhận lương chuyển khoản từ 40 triệu đồng.
Khách hàng giao dịch tại Shinhan Bank.
Định vị phân khúc để phát triển
Một điểm đáng chú ý trong hoạt động của các NH nước ngoài tại Việt Nam, là các NH đều đặt trọng tâm vào các phân khúc cụ thể. ShinhanBank Việt Nam sau khi mua lại mảng bán lẻ của ANZ Việt Nam để cân bằng giữa mảng bán lẻ và phân khúc khách hàng doanh nghiệp sẵn có. Không lâu sau, tập đoàn mẹ của NH này cũng hoàn tất mua công ty tài chính Prudential Việt Nam với giá ước tính gấp 5,52 lần vốn điều lệ, càng thể hiện rõ ý định chiếm lĩnh thị phần bán lẻ tại Việt Nam.
Một điểm đáng chú ý trong hoạt động của các NH nước ngoài tại Việt Nam, là các NH đều đặt trọng tâm vào các phân khúc cụ thể. ShinhanBank Việt Nam sau khi mua lại mảng bán lẻ của ANZ Việt Nam để cân bằng giữa mảng bán lẻ và phân khúc khách hàng doanh nghiệp sẵn có. Không lâu sau, tập đoàn mẹ của NH này cũng hoàn tất mua công ty tài chính Prudential Việt Nam với giá ước tính gấp 5,52 lần vốn điều lệ, càng thể hiện rõ ý định chiếm lĩnh thị phần bán lẻ tại Việt Nam.
Còn CIMB, NH lớn thứ hai ở Malaysia về tổng tài sản, đã chọn Việt Nam là thị trường đầu tiên trong kế hoạch mở dịch vụ NH số tại Đông Nam Á. Kế hoạch của CIMB Việt Nam là kết hợp với các nhà bán lẻ và các công ty viễn thông để xây dựng một hệ sinh thái mạnh nhằm giảm chi phí tăng lợi nhuận. UOB Việt Nam chuẩn bị đi vào hoạt động muốn hướng đến ngành công nghệ tài chính (fintech) tại Việt Nam thông qua chương trình FinLab, một liên doanh giữa UOB và SGInnovate.
Các NH nước ngoài hoạt động tại Việt Nam tuy cung cấp dịch vụ đa dạng nhưng mỗi NH đều có sự phân bố chuyên biệt trong phân khúc. Đây là nguyên nhân chính giúp họ đạt hiệu quả tốt nhất. Thực tế, vốn điều lệ của các NH ngoại chỉ bằng vốn điều lệ của các NHTMCP nhỏ tại Việt Nam, nhưng lợi nhuận cao hơn một phần rất lớn đến từ đóng góp của phân khúc chuyên biệt.
Trong khi đó, hệ thống NH Việt Nam nhiều hoạt động khá vất vả, hiệu quả chưa cao. Để tăng sức cạnh tranh, cơ quan quản lý đặt ra yêu cầu thu gọn số lượng NH nội. Tuy nhiên, bên cạnh việc thu gọn, NHNN cũng cần khuyến khích các NH định hướng lại phạm vi, phân khúc hoạt động để khai thác hiệu quả triệt để.