Đối với việc mua cổ phiếu quỹ, nếu bán được giá cao, NH sẽ đạt được lợi ích thặng dư vốn rất lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh các NH vẫn còn khó khăn về nguồn vốn, việc mua cổ phiếu quỹ sẽ dẫn đến giảm tiền mặt, mất chủ động về nguồn vốn, giảm tỷ lệ an toàn vốn (CAR) nếu không sớm tìm được nhà đầu tư để chuyển nhượng.
Dồn tiền mua cổ phiếu quỹ
Dù là lý do nào, các NH mua lại cổ phiếu quỹ cũng đối mặt với nhiều khó khăn cho đến khi tìm được đối tác chiến lược, hay nhà đầu tư tài chính khác mua lại số cổ phần này. Do vậy, việc bán cổ phiếu quỹ để tăng vốn, cải thiện những gút mắc hiện tại của các NH có thể phải mất thời gian dài. |
Nhưng hiện VIB đã lựa chọn thực hiện phương án cổ phiếu quỹ 10,1% và quyết định hủy phương án tăng VĐL như kế hoạch.
Tháng 8 vừa qua, Techcombank công bố đã mua 172.353.345 cổ phiếu từ HSBC làm cổ phiếu quỹ (19,41% VĐL), với giá bình quân 23.445 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 4.000 tỷ đồng. Đây cũng là NH đầu tiên thực hiện mua lại cổ phiếu quỹ trong năm nay. Năm 2005 HSBC bắt đầu đầu tư vào Techcombank tương đương 20% VĐL Techcombank. Tuy nhiên, sau nhiều lần Techcombank phát hành cổ phần để tăng VĐL, tỷ lệ đầu tư của HSBC vào NH này chỉ còn 19,41%.
Hiện Techcombank còn 2 cổ đông tổ chức lớn khác là Masan (15% cổ phần) và Eurowindows Group (7,86%) trong đó HĐQT và những người liên quan nắm 5,82% cổ phần. Techcombank cũng đã hoãn kế hoạch tăng VĐL từ 8.878 tỷ đồng lên 14.000 tỷ đồng thông qua phát hành quyền mua cho các cổ đông hiện hữu trong năm 2017.
Biện pháp bất đắc dĩ
Biện pháp bất đắc dĩ
Techcombank và VIB là 2 trong số 10 NH thí điểm thực hiện Basel II. Nếu việc tăng vốn không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến tiến trình này. Nhưng lúc này, không chỉ phải hoãn kế hoạch tăng vốn mà vốn chủ sở hữu của các NH còn giảm xuống.
Theo các phân tích, khi mua lại cổ phiếu quỹ, tổng vốn chủ sở hữu của Techcombank giảm 20,25%, từ 21.751 tỷ đồng vào cuối quý II xuống 17.347 tỷ đồng. Diễn biến này cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ số CAR của Techcombank, ước tính hệ số CAR cuối năm 2016 là 13,12% sẽ giảm xuống khoảng 10,5% và chỉ được cải thiện khi NH bán lại cổ phiếu quỹ, tăng cường huy động thêm vốn.
Tương tự, tổng vốn chủ sở hữu VIB sẽ giảm 1.198 tỷ đồng (khoảng 13,7%), từ 8.745,7 tỷ đồng cuối quý II xuống còn 6.647,7 tỷ đồng sau giao dịch mua lại cổ phiếu quỹ. Hệ số CAR tại thời điểm cuối tháng 6-2017 của VIB ước tính ở mức khoảng 12% do đã đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng cao gần 16% và sau khi mua cổ phiếu quỹ sẽ tiếp tục giảm thêm.
Để giảm áp lực, VIB vẫn giữ kế hoạch tăng vốn cấp 2 bằng cách phát hành tối đa 7.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, hoặc trái phiếu thứ cấp với kỳ hạn lên tới 10 năm trong năm 2017. Song phát hành trái phiếu dài hạn sẽ giúp VIB tăng nguồn vốn đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn nhưng lại làm tăng chi phí huy động.
Thông thường, các doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ để “đỡ giá” cổ phiếu, khi nhận thấy thị giá cổ phiếu đã xuống dưới giá trị thực và cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Tuy nhiên, dù đã có nhiều NH giao dịch mua cổ phiếu quỹ trong nhiều năm qua, nhưng cho đến nay vẫn chưa NH nào công bố rõ về lợi ích của hoạt động này. Trong khi đó tại 2 NH trên, trước mắt cổ đông NH sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Bởi lợi nhuận NH thay vì chia cổ tức sẽ là nguồn để mua cổ phiếu quỹ.
Ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc VIB, cho biết kế hoạch tăng vốn cấp 1 sẽ được thực hiện trong năm 2018 thông qua việc giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2017, tức năm tới cổ đông của NH sẽ không được nhận trả cổ tức bằng tiền mặt. Còn tại Techcombank, đứng trước áp lực tăng vốn cũng lên kế hoạch sau khi hoàn thành mua cổ phiếu quỹ sẽ phát hành 500 triệu cổ phiếu, tương đương 70% tổng số cổ phiếu đang lưu hành, điều này sẽ tác động pha loãng cổ phiếu đáng kể.
Giao dịch tại VIB.
Kỳ vọng đối tác mới?
Có ý kiến thắc mắc VIB mua lại cổ phiếu quỹ vì cổ đông chiến lược Commonwealth Bank cũng muốn thoái vốn, nhưng lãnh đạo NH này đã bác thông tin trên. VIB cho biết việc mua cổ phiếu quỹ sẽ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về các bên tham gia mua bán, bằng phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận và phù hợp với lợi ích của VIB.
Còn theo Techcombank, việc mua cổ phiếu quỹ thể hiện sự mong muốn của một số cổ đông muốn thu lại lợi nhuận sau 6 năm thực hiện chính sách không chia cổ tức để dồn vốn đầu tư cho phát triển.
Tuy nhiên, hiện nay việc tìm nhà đầu tư mới cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Hiện các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn đang phải đẩy nhanh tiến độ thoái vốn khỏi lĩnh vực NH. Trong khi đó, niềm tin của nhiều cổ đông hiện hữu và tiềm năng đối với ngành NH không còn mạnh mẽ như trước, bên cạnh việc NHNN siết chặt điều kiện sở hữu cổ phần tránh lặp lại tình trạng sở hữu chéo như trước đây.
Còn với đối tác chiến lược nước ngoài, dù có nhiều thông tin về khả năng mua bán, sáp nhập tại các NHTM Việt Nam từ đầu năm đến nay, nhưng vẫn chưa có thương vụ cụ thể nào được đề cập, trong khi nhiều đối tác ngoại tìm cách thoái vốn tại NH nội đang diễn ra.
Nguyên nhân do việc thay đổi chiến lược kinh doanh và do mức độ mở cửa thị trường NH của Việt Nam chưa cao, tỷ lệ sở hữu cho khối ngoại tại các NH chưa đáp ứng yêu cầu. Khi chưa được nắm cổ phần có quyền quyết định tại các NH nội, đối tác ngoại cũng chưa mạnh mẽ đầu tư.