Cuộc trao đổi sau đây với chuyên gia đô thị học, PGS-TS Nguyễn Minh Hòa (ảnh), sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin về hiệu quả của mô hình, cấu trúc đô thị mới trên thế giới.
PHÓNG VIÊN: - Nghiên cứu nhiều năm về đô thị học, ông đánh giá như thế nào về đề xuất xây dựng mô hình “Thành phố trong thành phố” của TPHCM?
PGS-TS NGUYỄN MINH HÒA: - Đây là một đề xuất chưa có trong tiền lệ, vì vậy muốn thực hiện, đầu tiên phải điều chỉnh các luật liên quan như Luật Quản lý đô thị, Luật Quản lý hành chính nhà nước, Luật Xây dựng… Về mô hình, để xây dựng TP sáng tạo phía Đông trong TPHCM, thì TPHCM phải chuyển đổi sang một trong 2 mô hình: Vùng đô thị (Urban region) hay tỉnh.
Mô hình thứ nhất là thành phố đa cấp trong tỉnh. Ví dụ như ở Liên bang Nga có TP Mátxcơva nằm trong tỉnh Mátxcơva (tỉnh Mátxcơva có 28 thành phố, bao gồm cả TP Mátxcơva). Hay, ở Hàn Quốc, tỉnh Gyeonggi có 31 thành phố, trong đó có TP Seoul. Một ví dụ khác trước đây vào thời nhà Nguyễn, tỉnh Gia Định có địa giới rộng lớn, bao gồm cả TP Sài Gòn, TP Chợ Lớn trong đó.
Hạ tầng giao thông tại quận 2 - một trong 3 quận dự kiến sáp nhập thành TP phía Đông
Ảnh: CAO THĂNG
Ảnh: CAO THĂNG
Mô hình thứ hai là “Vùng đô thị”, giống như Manila (Philippines) có 17 thành phố và 17 thành phố này có quyền lực ngang bằng nhau, có bộ máy riêng (như thị trưởng, hội đồng thành phố riêng), bộ máy tài chính và cơ chế vận hành riêng. Các thành phố này dưới quyền quản lý của “hội đồng các thị trưởng” và hội đồng này dưới sự chỉ đạo của tổng thống.
Như vậy, chúng ta phải thay đổi mô hình như thế nào đó mà trên diện tích 2.100km2 có nhiều thành phố lớn nhỏ cùng tồn tại chính danh. Chẳng hạn, trong đó có TP Sài Gòn, TP sáng tạo phía Đông, TP Phú Mỹ Hưng, TP Thủ Thiêm… Nếu là mô hình “Vùng đô thị” thì TP sáng tạo phía Đông sẽ ngang bằng với các thành phố khác của vùng đô thị TPHCM.
Như vậy, chúng ta phải thay đổi mô hình như thế nào đó mà trên diện tích 2.100km2 có nhiều thành phố lớn nhỏ cùng tồn tại chính danh. Chẳng hạn, trong đó có TP Sài Gòn, TP sáng tạo phía Đông, TP Phú Mỹ Hưng, TP Thủ Thiêm… Nếu là mô hình “Vùng đô thị” thì TP sáng tạo phía Đông sẽ ngang bằng với các thành phố khác của vùng đô thị TPHCM.
- Nếu mô hình này ra đời, sẽ tác động đến sự phát triển của TPHCM như thế nào, thưa ông?
- Nếu chúng ta sửa luật, tạo cơ sở pháp lý để mô hình này ra đời, sẽ làm cho TPHCM trở thành Vùng đô thị rất năng động và các thành phố nhỏ trong đó được phát triển tự do hơn, tự chủ hơn. Ví dụ, nếu Phú Mỹ Hưng là một thành phố chứ không phải một khu đô thị thuộc quản lý của 2 phường là Tân Phong và Tân Phú, thì sẽ có điều kiện phát triển rất năng động và trở thành một điểm sáng.
Một góc khu Đông TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Chúng ta nên nhớ, Bộ Xây dựng tặng danh hiệu “Khu đô thị kiểu mẫu” cho Phú Mỹ Hưng nhưng không biết tặng cho ai, vì đây không phải là đơn vị hành chính mà chỉ là tên gọi phản ánh sự mong ước của nhà đầu tư Đài Loan là ông Đinh Thiện Lý (Lawrence S.Ting). Chúng ta phải chuẩn bị thật kỹ các cơ sở pháp lý cho mô hình trên, chứ không lại giống như trước kia chúng ta từng đề xuất chia TPHCM ra thành 5 thành phố (Trung tâm và Đông - Tây - Nam - Bắc) nhưng không thực hiện được.
lMô hình “Thành phố trong thành phố” là đặc thù hay xu hướng đô thị hiện đại?
lBây giờ trên thế giới người ta không phát triển đại đô thị nữa mà chỉ phát triển vùng đô thị, hay trong một tỉnh có nhiều thành phố mà các thành phố đó bao gồm: những thành phố đa cấp (lớn, trung bình, nhỏ, cực nhỏ), các thành phố đa chức năng và thành phố đơn chức năng (khoa học - công nghệ; công nghiệp, tài chính, vui chơi - giải trí…), các vùng nông nghiệp sinh thái công nghệ cao, các vùng du lịch.
lBây giờ trên thế giới người ta không phát triển đại đô thị nữa mà chỉ phát triển vùng đô thị, hay trong một tỉnh có nhiều thành phố mà các thành phố đó bao gồm: những thành phố đa cấp (lớn, trung bình, nhỏ, cực nhỏ), các thành phố đa chức năng và thành phố đơn chức năng (khoa học - công nghệ; công nghiệp, tài chính, vui chơi - giải trí…), các vùng nông nghiệp sinh thái công nghệ cao, các vùng du lịch.
Chúng có mối quan hệ hữu cơ và được nối với nhau bằng hệ thống giao thông đa cấp, đa chủng loại. Mô hình đại đô thị đơn cực (Megacity) như ở Hà Nội (3.400km2 với 7 triệu dân) và TPHCM (2.100km2 với 13 triệu dân) là đã lạc hậu từ những năm 60 của thế kỷ trước. Vì vậy, việc nghiên cứu mô hình phát triển mới cho TPHCM tựa như may chiếc áo mới thay cho chiếc áo cũ đã chật chội, tạo nền tảng để TPHCM phát triển mạnh mẽ hơn.
- Xin cảm ơn ông.
Dự kiến, TP phía Đông sau khi thành lập có diện tích tự nhiên 211,57km2 (đạt 141,05% so với tiêu chuẩn quy định), quy mô dân số 1.169.974 người (đạt 779,98% so với tiêu chuẩn quy định). Việc sáp nhập 3 quận để thành lập thành phố trực thuộc TPHCM là chưa có tiền lệ và TPHCM sẽ là địa phương đầu tiên của cả nước có mô hình thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc mới đây đã bày tỏ ủng hộ đề xuất của TPHCM về Khu đô thị sáng tạo phía Đông - một thành phố trong thành phố, để “đầu tàu kinh tế” của cả nước có cơ hội đột phá trong tăng trưởng và phát triển. |