Tên sách đánh đố

“Thành kỳ ý” dày 327 trang, do NXB Văn học ấn hành. Trên bìa tập 1 của “Thành kỳ ý” có ghi rõ thể loại sách “tiểu thuyết lãng mạn có yếu tố lịch sử” kể về vụ án Lệ Chi Viên khiến 400 người bị xử chém. “Thành kỳ ý” nghĩa là gì? Thực chất 3 chữ “Thành kỳ ý” lấy ra từ ý niệm “Sở vị thành kỳ ý giả, vô tự khi dã” (nghĩa là điều thành thật với ý mình, là đừng tự lừa dối mình). Cụ thể hơn “Thành kỳ ý” nằm trong bộ “Đại học” được xem là sách gối đầu của các sĩ tử thời xưa.

(ĐTTCO) - Truyện tranh nước ta đang mờ mịt diện mạo khi hội nhập với bạn bè quốc tế. Để lấy lại thị trường truyện tranh cho người Việt, công chúng hoàn toàn ủng hộ các dự án xuất bản dưới hình thức gây quỹ cộng đồng. Sau dự án “Long thần tướng”, một dự án khác cũng vừa ra mắt “Thành kỳ ý”. Độc giả đã quyên góp để in tập đầu tiên “Thành kỳ ý”, nhưng cái tên gọi cuốn sách gây hoang mang cho cộng đồng.

 

 “Thành kỳ ý” dày 327 trang, do NXB Văn học ấn hành. Trên bìa tập 1 của “Thành kỳ ý” có ghi rõ thể loại sách “tiểu thuyết lãng mạn có yếu tố lịch sử” kể về vụ án Lệ Chi Viên khiến 400 người bị xử chém. “Thành kỳ ý” nghĩa là gì? Thực chất 3 chữ “Thành kỳ ý” lấy ra từ ý niệm “Sở vị thành kỳ ý giả, vô tự khi dã” (nghĩa là điều thành thật với ý mình, là đừng tự lừa dối mình). Cụ thể hơn “Thành kỳ ý” nằm trong bộ “Đại học” được xem là sách gối đầu của các sĩ tử thời xưa.

Đại học cùng với Luận ngữ, Mạnh Tử và Trung dung được xếp vào “Tứ Thư” lừng danh. Thế nhưng, đem một “Thành kỳ ý” từ thuở “Tứ Thư” để làm tên sách bây giờ, liệu có phải sự chọn lựa khôn ngoan không? “Thành kỳ ý” chỉ dễ hiểu đối với những người nghiên cứu Hán Nôm, còn bạn đọc phổ thông không thể biết xuất xứ cũng như thông điệp của nó. Một tác phẩm truyện tranh phục vụ công chúng trẻ Việt Nam giai đoạn hội nhập, lại đặt tên “Thành kỳ ý” quả thật hơi thiếu đắn đo. Bỏ qua những hình vẽ minh họa bị phê phán vì mô phỏng võ hiệp Trung Quốc, chính cái tên “Thành kỳ ý” cũng đã là một thái độ sao chép ngây ngô.

Tác giả Linh - San đều ở tuổi đôi mươi. Linh tên thật Lê Thị Ngọc Linh, còn San tên thật Bùi Hải Bình. Nếu Linh - San cảm thấy cái tên sách “Thành kỳ ý” rất siêu phàm, họ cũng không đáng trách. Lẽ ra, NXB Văn học - đơn vị cấp phép cho dự án truyện tranh này - phải có những phản biện khéo léo và những đề nghị thỏa đáng để tác giả lấy cái tên khác, thân thiện và gần gũi hơn.

Các tin khác