Thực ra có quá nhiều yếu tố thuận lợi khi Thaco quyết định đầu tư vào HAG, nhưng để thành công không hề đơn giản bởi HAG từng có nhiều “cú bắt tay” bất thành.
Thương vụ tỷ USD
Ngày 8-8, HAG và Thaco đã ký bản thỏa thuận nguyên tắc với nội dung chính: Thaco sẽ xem xét hỗ trợ tài chính cho HAG để vượt qua khó khăn về thanh khoản, đồng thời hướng tới hợp tác chiến lược giữa 2 tập đoàn. Về hình thức hợp tác, Thaco thực hiện ứng tiền cho công ty con của HAG là CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) để đầu tư trồng 5.000ha chuối và 1.000ha ớt, đồng thời cho HNG vay tiền để giải quyết nhu cầu thanh khoản, thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Nửa cuối tháng 7 vừa qua, ông Đức đã phải bán ra 3,83 triệu CP. Nguyên nhân do CTCK Sài Gòn (SSI) tự động bán giải chấp chứng khoán cầm cố để thu hồi nợ vay. |
Theo đó, Thaco và Đại Quang Minh đã đầu tư để sở hữu 51% và sẽ tiếp tục nâng lên 65% vốn HAGL Myamar, với số vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng. Trong đó, Thaco sẽ chịu trách nhiệm chính đối với dự án này và đẩy nhanh việc xây dựng giai đoạn 2 để sớm hoàn thành theo cam kết với Chính phủ Myanmar (dự kiến hoàn thành vào năm 2020).
Tuy nhiên, đây chỉ là số vốn ban đầu bỏ ra để sở hữu cổ phần, theo lộ trình Thaco cam kết sẽ tái cơ cấu khoản nợ 14.000 tỷ đồng của HAG. Như vậy, tổng số tiền Thaco đầu tư vào HAG vượt mức 22.000 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD.
Cũng theo ông Đức, trong chiến lược hợp tác, 2 bên đặt ra mục tiêu đưa HNG thành tập đoàn nông nghiệp hàng đầu Việt Nam nói riêng và trong khu vực Đông Nam Á nói chung. Kế hoạch này dựa trên quỹ đất hơn 80.000ha của HAG nằm tại khu tam giác phát triển bao gồm Tây nguyên (Việt Nam), phía Nam (Lào) và Đông Bắc (Campuchia).
Chi tiết cơ cấu cây trồng, bên cạnh cây cao su, HNG sẽ tiếp tục đầu tư phát triển cây ăn trái và cây dược liệu nhiệt đới có giá trị kinh tế cao. Giai đoạn 2019-2020, từ 12.000ha cây ăn trái hiện nay sẽ tăng lên 30.000ha với những cây chiến lược như chuối, thanh long, bưởi da xanh. Trong đó, chuối có diện tích 10.000ha, thanh long 3.000ha, xoài 4.500ha, mít 4.000ha, bưởi da xanh 3.000ha, nhãn 1.000ha, bơ 500ha và các loại cây khác như cam, quýt, sầu riêng.
Những chiến lược bất thành của HAG
Trước khi ký kết thỏa thuận với Thaco, HAG từng có nhiều thương vụ hợp tác với các đối tác trong cùng lĩnh vực, nhưng đều đổ vỡ vào phút chót. Đầu tiên là kế hoạch hợp tác sản xuất sữa tươi với CTCP Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) vào năm 2014. Theo đó, HAG sẽ nhập khoảng 100.000 con bò từ Úc (50% là bò sữa) tổ chức chăn nuôi ở Lào, Campuchia và Việt Nam. Giai đoạn 1 của dự án, HAG sẽ nhập khẩu 40.000 con bò (20.000 bò sữa). Nutifood sẽ là đối tác bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữa từ trang trại của HAG.
Trước khi ký kết thỏa thuận với Thaco, HAG từng có nhiều thương vụ hợp tác với các đối tác trong cùng lĩnh vực, nhưng đều đổ vỡ vào phút chót. Đầu tiên là kế hoạch hợp tác sản xuất sữa tươi với CTCP Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) vào năm 2014. Theo đó, HAG sẽ nhập khoảng 100.000 con bò từ Úc (50% là bò sữa) tổ chức chăn nuôi ở Lào, Campuchia và Việt Nam. Giai đoạn 1 của dự án, HAG sẽ nhập khẩu 40.000 con bò (20.000 bò sữa). Nutifood sẽ là đối tác bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữa từ trang trại của HAG.
Dự kiến 20.000 con bò sữa cho sản lượng khoảng 1,2 triệu lít sữa/ngày. Nutifood sẽ đầu tư nhà máy chế biến sữa tại Gia Lai với kinh phí khoảng 800 tỷ đồng, dây chuyền công nghệ nhập khẩu từ Đức và Thụy Điển. Đến tháng 9-2015, HAG và Nutifood cho rắt mắt dòng sữa đầu tiên của dự án.
Cũng tại buổi giới thiệu sản phẩm mới, lãnh đạo 2 doanh nghiệp này tuyên bố sẽ bắt tay hợp tác sản xuất sữa đậu nành. Theo ông Đức, HAG sẽ dành quỹ đất khoảng 1.000ha để trồng đậu tương và trong 5 năm tới quỹ đất dự kiến sẽ lên tới khoảng 3.000ha.
Nutifood sẽ bao tiêu toàn bộ sản lượng đậu tương, dự kiến năm đầu tiên khoảng 2.500 tấn cho ra khoảng 3,5 triệu lít sữa đậu nành, và khoảng 20.000 tấn trong những năm tiếp theo để sản xuất khoảng 185 triệu lít sữa đậu nành/năm. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, nhiều cổ đông vẫn mù mờ về kết quả của các thỏa thuận trên, ngoại trừ quyết định thanh lý hợp đồng tài trợ cho đội bóng đá Hoàng Anh Gia Lai sớm hơn 2 năm của Nutifood vào năm 2016.
Nằm trong kế hoạch nhập 100.000 con bò, HAG cũng bắt tay với CTCP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) để tiêu thụ bò thịt. Theo kế hoạch, Vissan sẽ xây dựng dự án cụm công nghiệp thực phẩm chế biến tại Long An công suất 100.000 tấn/năm, đồng thời cam kết sẽ bao tiêu toàn bộ lượng thịt bò do HAG cung cấp. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng “nửa đường gãy gánh” sau khi Vissan mua 300 con bò của HAG để phục vụ thị trường Tết năm 2015. Theo lý giải của Vissan, thịt bò của HAG chưa đủ khối lượng để mang lại hiệu quả kinh tế.
HAG liệu có đổi vận?
Những thương vụ đổ vỡ trên, cộng với tình trạng khó khăn mà HAG đang đối mặt, nhiều người lo ngại về quyết định rót vốn của Thaco vào HAG. Nguyên nhân khiến cho HAG lâm và tình thế khó khăn như hiện nay là do những lĩnh vực đầu tư không suôn sẻ, thậm chí doanh nghiệp này còn thất bại ngay khi có sự kết hợp của các đối tác tiềm năng, như Nutifood hay Vissan.
HAG liệu có đổi vận?
Những thương vụ đổ vỡ trên, cộng với tình trạng khó khăn mà HAG đang đối mặt, nhiều người lo ngại về quyết định rót vốn của Thaco vào HAG. Nguyên nhân khiến cho HAG lâm và tình thế khó khăn như hiện nay là do những lĩnh vực đầu tư không suôn sẻ, thậm chí doanh nghiệp này còn thất bại ngay khi có sự kết hợp của các đối tác tiềm năng, như Nutifood hay Vissan.
Điều đáng nói là những dự án nông nghiệp hiện tại như chuối, ớt hay thanh long cũng chưa mang lại hiệu quả thật sự rõ ràng. Không những thế, lĩnh vực nông nghiệp vốn được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng, nhưng nhiều cổ đông vẫn nghi ngờ về tính bền vững do sản phẩm của HAG phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. Hiệu quả hoạt động chưa cao, trong khi áp lực về vốn vay đang bào mòn lợi nhuận của tập đoàn này.
Theo báo cáo tài chính quý II, HAG hiện đang gánh khoản nợ vay lên đến 23.160 tỷ đồng (vay dài hạn chiếm 87%). Như vậy, nếu năm 2018 HAG thu về 6.000 tỷ đồng doanh thu, thì 25% số đó đã chi cho trả nợ, chưa kể nhiều chi phí khác cho giai đoạn triển khai ban đầu. Do vậy, càng xoay xở HAG càng lâm vào tình trạng khó khăn, khiến cho nhiều cổ đông mất đi niềm tin vào khả năng điều hành của HĐQT doanh nghiệp này.
Có thể nói, quyết định rót vốn đầu tư của Thaco vào HAG khiến cho giới đầu tư hết sức bất ngờ, bởi nông nghiệp không phải là thế mạnh của tập đoàn sản xuất ô tô này, và bản thân HAG cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế, ngay cả lãnh đạo HAG cũng không ngại ngần chia sẻ về quyết định đầu tư mạo hiểm này.
Theo ông Võ Trường Sơn, Tổng giám đốc HAG, Thaco đã rất dũng cảm khi cam kết đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi của HNG, với mức giá chuyển đổi 10.000 đồng/CP vào thời điểm mà HAG và HNG đang rất khó khăn về thanh khoản, không đủ tiền trả nợ gốc và lãi vay, giá CP trên thị trường lúc đó chỉ có 6.520 đồng/CP.
Tuy nhiên, ở khía cạnh tích cực, nhiều NĐT dự báo hết sức khả quan về nguồn tiền mà Thaco mang lại cho HAG. Một khi tình hình tài chính được cải thiện, HAG hoạt động sản xuất kinh doanh của HAG sẽ khởi sắc trở lại, và giá CP cũng sẽ quay trở về giá trị thật.
Bộ đôi HAG - HNG tăng mạnh nhờ thông tin Thaco rót vốn Thông tin Thaco quyết định rót vốn vào Hoàng Anh Gia Lai đã giúp mã CP HAG và công ty con HNG tăng mạnh trong thời gian gần đây. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vừa qua, bộ đôi HAG - HNG chốt ở mức 7.530 đồng/CP và 15.200 đồng/CP. Dù HNG đã điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, nhưng đây cũng là mức giá cao nhất của mã CP này tính từ thời điểm đầu năm 2016. Đặc biệt, nếu tính từ mức đáy 5.420 đồng/CP trong phiên giao dịch ngày ngày 23-9-2016, thì HNG đã tăng gần gấp 3 lần. Tương tư, nếu tính từ mức đáy 4.420 đồng/CP thiết lập trong phiên giao dịch ngày 28-5, thì HAG đã tăng 70%. |