Các ngân hàng tích cực đẩy mạnh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, cũng nhằm thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.
Công nghệ làm thay đổi thói quen
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam, tính đến hết tháng 1-2017, Việt Nam có hơn 50 triệu người sử dụng internet, 46 triệu người sử dụng mạng xã hội và 124,7 triệu thuê bao di động. Các con số trên chiếm tỷ trọng rất lớn trong gần 95 triệu dân, tạo ra một thị trường tiếp thị số màu mỡ cho sự phát triển của TMĐT tại Việt Nam.
Nắm bắt xu hướng này, hầu hết các ngân hàng thương mại đã thiết lập hệ thống ngân hàng lõi (core banking), đồng thời phát triển hệ thống thanh toán nội bộ, tích hợp đa kênh thanh toán hiện đại từ thanh toán trên di động đến trên internet…, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Công nghệ làm thay đổi thói quen
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam, tính đến hết tháng 1-2017, Việt Nam có hơn 50 triệu người sử dụng internet, 46 triệu người sử dụng mạng xã hội và 124,7 triệu thuê bao di động. Các con số trên chiếm tỷ trọng rất lớn trong gần 95 triệu dân, tạo ra một thị trường tiếp thị số màu mỡ cho sự phát triển của TMĐT tại Việt Nam.
Nắm bắt xu hướng này, hầu hết các ngân hàng thương mại đã thiết lập hệ thống ngân hàng lõi (core banking), đồng thời phát triển hệ thống thanh toán nội bộ, tích hợp đa kênh thanh toán hiện đại từ thanh toán trên di động đến trên internet…, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Mới đây, Tổ chức thẻ Visa và MasterCard vừa hợp tác với Sacombank triển khai công nghệ thanh toán không tiếp xúc Pay wave. Đây là công nghệ máy POS (máy chấp nhận thẻ) và thẻ không tiếp xúc, cho phép chủ thẻ thanh toán hóa đơn chỉ bằng thao tác chạm hoặc vẫy nhẹ thẻ trước màn hình máy POS.
Những hóa đơn có giá trị từ 400.000 đồng trở xuống, chủ thẻ không cần ký xác nhận trên hóa đơn nên tiết kiệm nhiều thời gian cho khách hàng. Đặc biệt, vì không dùng thẻ tiếp xúc trực tiếp vào thiết bị thanh toán và chủ thẻ vẫn giữ thẻ khi thanh toán nên thông tin được bảo mật tối đa. Công nghệ này hiện được áp dụng tại các cửa hàng thức ăn nhanh, siêu thị BigC, Aeon Citimart, Nguyễn Kim và sắp được triển khai tại Saigon Co.op.
Ngoài ra, công nghệ QR Pay cũng vừa được triển khai mở rộng tại các ứng dụng của các ngân hàng trên điện thoại di động cũng như ví điện tử. Với phương thức này, khách hàng có thể sử dụng thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng), ví điện tử trên điện thoại di động để quét mã QR (mã phản hồi nhanh hay còn gọi là mã vạch ma trận) tại các đơn vị chấp nhận thẻ liên kết với ngân hàng, thay vì sử dụng thẻ để thanh toán qua máy POS hoặc chuyển khoản.
Trước đó, Samsung Pay (dịch vụ thanh toán trên di động) cũng chính thức có mặt ở Việt Nam, cho phép chủ sở hữu thẻ Visa thuộc VietinBank, Citibank và Shinhan Bank Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh để thanh toán hóa đơn tại các máy POS bằng kết nối không dây. Sắp tới, “gã khổng lồ” công nghệ Facebook chuẩn bị gia nhập thị trường thanh toán trực tuyến Việt Nam, hiện một ngân hàng thương mại đang bắt tay với Facebook triển khai thử nghiệm Facebook Payment.
Các hình thức thanh toán điện tử và giải pháp thanh toán di động ra đời giúp người tiêu dùng thanh toán tiện lợi, an toàn hơn, đã thay đổi dần thói quen dùng tiền mặt của người Việt Nam, gián tiếp khuyến khích phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo công bố mới nhất của Công ty Công nghệ thanh toán toàn cầu Visa, tính đến cuối tháng 6-2017, tỷ lệ giao dịch thanh toán điện tử tại Việt Nam qua Visa đã tăng 38% so với cùng kỳ năm 2016. Giao dịch qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ Visa tăng lần lượt là 49% và 34%, tổng giá trị giao dịch tăng 35%. Thống kê từ Visa cũng cho thấy ngày càng có nhiều người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến, khi giao dịch thương mại điện tử của Visa tăng đến 82% về số lượng và 45% về giá trị giao dịch.
Kích cầu tiêu dùng qua thẻ
Nắm được thị hiếu tiêu dùng này, nhiều các ngân hàng hợp tác với các doanh nghiệp triển khai nhiều chương trình để kích cầu tiêu dùng qua thẻ. Từ đầu năm đến nay, MaritimeBank liên tục triển khai các chương trình mua vé máy bay, đặt vé khách sạn, mua ở siêu thị… bằng thẻ Visa được hoàn tiền đến 30%. Các ngân hàng khác cũng có chương trình mua hàng trả góp lãi suất 0%, giảm đến 50% tại hàng trăm điểm mua sắm, ăn uống, dịch vụ có liên kết.
Tuy nhiên, trong khi các ngân hàng tung ra nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng qua thẻ thì hiện vẫn còn không ít các đơn vị chấp nhận thẻ đang “âm thầm” thu phí quẹt thẻ của khách hàng, đặc biệt là khi thanh toán số tiền lớn, với mức thu 1% - 2% trên tổng số tiền. Một số khách hàng phản ánh thì được ngân hàng thanh toán thẻ (ngân hàng đặt máy POS cho doanh nghiệp) hoàn tiền. Nếu khách hàng không biết, hoặc chấp nhận mức phí này (đối với những giao dịch nhỏ, số tiền thu không nhiều) sẽ tạo tâm lý không tốt là cứ quẹt thẻ thì phải trả phí.
Trao đổi về việc một công ty bán vé máy bay trên đường Bạch Đằng (quận Bình Thạnh, TPHCM) yêu cầu khách trả 1,7% nếu thanh toán bằng thẻ tín dụng với số tiền trên 10 triệu đồng và giải thích phí này do Vietcombank thu (do Vietcombank đặt máy POS tại đây - PV), đại diện Vietcombank TPHCM cho biết, việc doanh nghiệp thu phí như trên là không đúng quy định.
Kích cầu tiêu dùng qua thẻ
Nắm được thị hiếu tiêu dùng này, nhiều các ngân hàng hợp tác với các doanh nghiệp triển khai nhiều chương trình để kích cầu tiêu dùng qua thẻ. Từ đầu năm đến nay, MaritimeBank liên tục triển khai các chương trình mua vé máy bay, đặt vé khách sạn, mua ở siêu thị… bằng thẻ Visa được hoàn tiền đến 30%. Các ngân hàng khác cũng có chương trình mua hàng trả góp lãi suất 0%, giảm đến 50% tại hàng trăm điểm mua sắm, ăn uống, dịch vụ có liên kết.
Tuy nhiên, trong khi các ngân hàng tung ra nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng qua thẻ thì hiện vẫn còn không ít các đơn vị chấp nhận thẻ đang “âm thầm” thu phí quẹt thẻ của khách hàng, đặc biệt là khi thanh toán số tiền lớn, với mức thu 1% - 2% trên tổng số tiền. Một số khách hàng phản ánh thì được ngân hàng thanh toán thẻ (ngân hàng đặt máy POS cho doanh nghiệp) hoàn tiền. Nếu khách hàng không biết, hoặc chấp nhận mức phí này (đối với những giao dịch nhỏ, số tiền thu không nhiều) sẽ tạo tâm lý không tốt là cứ quẹt thẻ thì phải trả phí.
Trao đổi về việc một công ty bán vé máy bay trên đường Bạch Đằng (quận Bình Thạnh, TPHCM) yêu cầu khách trả 1,7% nếu thanh toán bằng thẻ tín dụng với số tiền trên 10 triệu đồng và giải thích phí này do Vietcombank thu (do Vietcombank đặt máy POS tại đây - PV), đại diện Vietcombank TPHCM cho biết, việc doanh nghiệp thu phí như trên là không đúng quy định.
“Trong hợp đồng với các đơn vị, ngân hàng đã ghi rõ không được thu bất cứ loại phí nào của khách hàng sử dụng thẻ. Nếu khách hàng có chứng từ (trên hóa đơn thanh toán có thể hiện thu phí quẹt thẻ - PV) thì ngân hàng sẽ hoàn lại số tiền này cho khách hàng, đồng thời sẽ gửi công văn cho đơn vị thu phí yêu cầu chấn chỉnh.
Vị này cũng lưu ý, khách hàng nên yêu cầu đơn vị chấp nhận thẻ ghi rõ phần phí trên hóa đơn, ngân hàng sẽ hoàn trả số tiền bị thu phí cho khách hàng, nếu có. Về việc này, theo pháp luật hiện hành, Ngân hàng Nhà nước đã quy định các ngân hàng phát hành thẻ xử lý mạnh tay hơn với đơn vị chấp nhận thẻ, đồng thời phạt tiền 30 - 50 triệu đồng nếu vi phạm.
Theo Ngân hàng Vietcombank, giá trị giao dịch của các kênh thanh toán điện tử qua Mobile banking, Internet banking và SMS banking tăng mạnh tới 150%/năm trong 3 năm qua. Cụ thể, từ 34 triệu giao dịch năm 2015 tăng lên mức hơn 60 triệu giao dịch trong năm 2016 (tăng 176%). Riêng 6 tháng đầu năm 2017, con số này đã đạt mức hơn 36 triệu giao dịch, bằng 60% tổng mức của cả năm 2016. Giá trị giao dịch cũng tăng từ mức gần 270.000 tỷ đồng năm 2015 lên mức gần 490.000 tỷ đồng năm 2016 và đạt gần 300.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2017.