Ngày 13-9, cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown cảnh báo thế giới đang đứng bên bờ vực của cuộc khủng hoảng tài chính mới do chính phủ các nước vẫn chưa thể giải quyết triệt để những nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây đúng 1 thập niên. Ông Gordon không phải là người duy nhất có cảnh báo bi quan như vậy.
Quan ngại của cựu Thủ tướng
Trong cuộc phỏng vấn với “Nói chuyện với Guardian” tại nhà riêng ở Scotland, ông Brown đã phân tích những vấn đề lớn của năm 2009 vẫn chưa được giải quyết, cho rằng hành động khó khăn hơn so với việc ngăn chặn những hành vi sai trái của các chủ ngân hàng.
Trong cuộc phỏng vấn với “Nói chuyện với Guardian” tại nhà riêng ở Scotland, ông Brown đã phân tích những vấn đề lớn của năm 2009 vẫn chưa được giải quyết, cho rằng hành động khó khăn hơn so với việc ngăn chặn những hành vi sai trái của các chủ ngân hàng.
Cuộc khủng hoảng năm 2008 có nguồn gốc từ thị trường nhà ở Hoa Kỳ, xuyên suốt hệ thống tài chính toàn cầu, dẫn đến sự sụp đổ của Ngân hàng Lehmans Brothers (ngày 15-9-2008). Trong khi đó, hiện nay lĩnh vực cho vay thương mại và công nghiệp nặng bởi các ngân hàng bóng tối vẫn được kiểm soát lỏng lẻo như cách nay 10 năm. Trong một thế giới kết nối với nhau, có sự leo thang rủi ro, chúng ta đã có thập niên trì trệ và bây giờ chúng ta sắp có thập niên bị tổn thương. Ông Gordon Brown, cựu Thủ tướng Anh |
Ông Brown nói sự hợp tác quốc tế giúp tránh một cuộc “Đại suy thoái thứ 2” đã bị thay thế bằng 1 thế giới với các quốc gia chỉ chăm bẵm cho quyền lợi dân tộc. "Chúng ta đang gặp nguy cơ mộng du vào cuộc khủng hoảng trong tương lai. Cần có sự thức tỉnh nghiêm túc trước sự leo thang rủi ro, nhưng chúng ta đang ở trong một thế giới thiếu sự lãnh đạo” - ông Brown nói khi đánh giá các rủi ro của sự lặp lại năm 2008.
Cựu thủ tướng Anh, người đã lãnh đạo xứ sở sương mù trong cuộc suy thoái dài và sâu nhất của Anh thời hậu chiến, cho biết điều ông lo lắng là phạm vi giảm lãi suất ít hơn so với thập niên trước; không có bằng chứng nào cho thấy các bộ tài chính được phép cắt giảm thuế hoặc tăng chi tiêu công; không đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ tích cực trong việc cung cấp các gói kích thích.
“Sự hợp tác đã được nhìn thấy trong năm 2008 sẽ không thể xảy ra trong cuộc khủng hoảng hậu 2018 đối với ngân hàng trung ương lẫn chính phủ” - ông Brown nói. Trong cuộc khủng hoảng tiếp theo, sự chia rẽ niềm tin trong lĩnh vực tài chính sẽ được phản ánh bằng sự chia rẽ niềm tin giữa các chính phủ. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ông Brown nghi ngờ khả năng hợp tác giải quyết khủng hoảng của Bắc Kinh.
Ông cho biết nền kinh tế toàn cầu vẫn thiếu hệ thống cảnh báo sớm và giám sát các dòng tài chính để có thể biết những gì đã được cho vay, ai vay và điều khoản vay thế nào. "Chúng ta đã xử lý được những điều nhỏ nhặt, nhưng không xử lý được những điều lớn" - ông nói. Kể từ cuộc khủng hoảng, các ngân hàng đã buộc phải tăng thêm vốn để tự bảo vệ, và một hệ thống tiền thưởng được triển khai để ngăn cản các chủ ngân hàng vung tay quá trán.
Sự sụp đổ của Lehman Brothers năm 2008 vẫn là nỗi ám ảnh suốt 10 năm qua đối với thế giới.
Tuy nhiên, hành động chống lại các sơ suất tài chính đã không đủ cứng rắn và các ngân hàng hy vọng sẽ được giải cứu một lần nữa trong trường hợp có khủng hoảng trong tương lai. “Các hình phạt cho việc làm sai đã không đủ mạnh mẽ. Các chủ ngân hàng vẫn không sợ bị cầm tù vì những hành vi xấu. Chưa có thông điệp đủ mạnh từ chính phủ rằng sẽ không cứu các tổ chức sai phạm” - ông Brown nói.
“Trùm” đầu cơ lên tiếng
“Trùm” đầu cơ lên tiếng
Nhà đầu cơ huyền thoại, tỷ phú George Soros hồi tháng 5 từng dự báo một cuộc khủng hoảng tài chính lớn nữa có thể sắp xảy đến với thế giới. Phát biểu tại Hội đồng Đối ngoại châu Âu tại Paris ngày 29-5, ông Soros nói tư tưởng bài EU gia tăng, Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng USD tăng giá mạnh, việc các nhà đầu tư rút vốn khỏi các thị trường mới nổi đang là những vấn đề gây sức ép lên nền kinh tế toàn cầu, tiến tới một cuộc khủng hoảng tài chính lớn nữa.
"Ông trùm" đầu cơ cũng nhấn mạnh sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy ở châu Âu là một vấn đề lớn. "EU đang đối mặt với cuộc khủng hoảng sống còn. Tất cả mọi thứ có thể đi lệch hướng đều đã đi lệch hướng" - ông Soros phát biểu và cho rằng từ năm 2008, các chương trình thắt lưng buộc bụng của EU đã góp phần dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay của khối sử dụng đồng tiền chung (Eurozone).
Chương trình này là nguyên nhân khiến các phong trào bài EU gia tăng, một phần dẫn tới Brexit và cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Italia. "Nhiều người trẻ ngày nay xem EU như kẻ thù đã cướp đi của họ việc làm, sự đảm bảo và một tương lai hứa hẹn. Các chính trị gia dân túy lợi dụng tâm lý bất mãn này và thành lập các đảng và phong trào chống EU" - ông Soros nói.
Ông lập luận rằng cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu, các phong trào ly khai lãnh thổ mạnh lên sau Brexit và chính sách thắt lưng buộc bụng, là 3 thách thức lớn nhất mà châu Âu đang đối mặt. Đặc biệt, "vụ ly hôn Brexit” sẽ là quá trình dài, có thể mất hơn 5 năm.
Bill Gates: Khủng hoảng sẽ trở lại
Trong một bài viết hồi tháng 3, người giàu nhất thế giới, ông vua phần mềm Bill Gates cho rằng trong tương lai gần Hoa Kỳ chắc chắn sẽ có cuộc khủng hoảng tương tự như năm 2008. “Vâng, thật khó để nói khi nào nhưng chắc chắn cuộc khủng hoảng này sẽ xảy ra” - ông Bill Gates viết. Ông cho biết người bạn của ông, người sáng lập Berkshire Hathaway, tỷ phú Warren Buffett, đã nói về điều này và “ông ấy hiểu khu vực này tốt hơn nhiều so với tôi”.
Dù cảnh báo về khả năng khủng hoảng kinh tế, cả ông Gates lẫn huyền thoại đầu tư Warren Buffett đều lạc quan về kinh tế Hoa Kỳ. Trong bài viết cho tạp chí Time, ông Buffett cho hay những năm tăng trưởng tốt đang ở phía trước, và hầu hết trẻ em Hoa Kỳ sẽ có cuộc sống tốt hơn cha mẹ chúng. Ông Gates kết luận câu trả lời về khủng hoảng tài chính: “Bất chấp dự báo này có thể xảy ra, tôi vẫn khá lạc quan về việc đổi mới và chủ nghĩa tư bản sẽ cải thiện tình hình của người dân ở khắp nơi”.
Khi được hỏi về lời khuyên dành cho nhà đầu tư giữa thời đoạn thị trường biến động, ông Buffett nói rằng nhà đầu tư nên tỉnh táo, vững tay. Khi thị trường vấp biến động vào năm 2016, ông Buffett cho rằng chiến lược “mua và nắm giữ” là tốt nhất. “Đừng theo dõi thị trường quá sát. Nếu ai đó cố gắng mua và bán cổ phiếu, lo lắng mỗi khi nó lao dốc và nghĩ rằng phải bán ra khi nó tăng giá một chút, người đó không có kết quả tốt. Thay vào đó, tư duy đầu tư dài hạn và “bỏ mặc” để khoản đầu tư phát triển hợp lý hơn” - ông Buffett nói.
Ông Gates cũng cảnh báo về việc đầu tư tiền ảo: "Tính năng chính của tiền điện tử là ẩn danh của họ. Tôi không nghĩ đây là điều tốt. Khả năng tìm cách rửa tiền, trốn thuế và tài trợ khủng bố của đồng tiền này khá mạnh. Ngay bây giờ tiền điện tử được sử dụng để mua fentanyl và các loại thuốc khác, vì vậy nó là công nghệ hiếm có đã gây tử vong một cách trực tiếp. Tôi nghĩ sóng đầu cơ xung quanh các ICO (công bố tiền ảo) và các loại tiền điện tử rất nguy hiểm đối với những người đầu tư lâu dài”.
Ngày càng có nhiều chuyên gia có tiếng chuông báo động cho nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cựu cố vấn Liên minh John Adams, người tháng 2 đã xác định 10 dấu hiệu của một "trận chiến kinh tế cuối cùng" đang xuất hiện, và nhà nhân khẩu học gây tranh cãi Harry Dent.
(Còn tiếp)