Thị trường BĐS: Chưa phải lúc cần giải cứu

So với năm trước, thị trường BĐS đã có sự tuột dốc mạnh khi sức mua yếu, người tiêu dùng quay lưng, vỡ nợ hàng loạt, doanh nghiệp (DN) phải bán tháo sản phẩm trước áp lực đáo nợ ngân hàng. Tuy nhiên, đây là lúc cần đưa bđs về giá trị thực.

So với năm trước, thị trường BĐS đã có sự tuột dốc mạnh khi sức mua yếu, người tiêu dùng quay lưng, vỡ nợ hàng loạt, doanh nghiệp (DN) phải bán tháo sản phẩm trước áp lực đáo nợ ngân hàng. Tuy nhiên, đây là lúc cần đưa bđs về giá trị thực.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, khi BĐS đã giảm giá mạnh nhưng vẫn không kích thích được tiêu dùng, không có thêm hoạt động đầu tư, kinh doanh và các DN có thể đứng bên bờ vực phá sản trước nhiều sức ép do cạn vốn, lãi suất cao, đáo nợ ngân hàng, chi phí giá cả đầu vào tăng cao… thì rất cần “bàn tay” can thiệp của Nhà nước để điều tiết và dẫn dắt thị trường đi đúng hướng. Bởi DN BĐS giống như các DN nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ cũng cần trợ giúp khi đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, phân tích của nhiều chuyên gia BĐS cho thấy dù áp lực đang đè nặng nhưng cho đến thời điểm này chưa có chủ đầu tư nào phải buộc phải hạ giá, bán tháo sản phẩm của mình. Những chiêu gây “sốc” về giá vừa qua đều do các công ty phân phối - một dạng đầu tư thứ cấp tung ra để bán sản phẩm.

Điều này chứng tỏ về mặt nào đó các DN vẫn có thể hoạt động tốt, chỉ chấp nhận giảm lãi so với trước hoặc lỗ nhẹ. Thật ra những việc này đã được DN lường trước thông qua kế hoạch kinh doanh. Mặt khác, dù thị trường rất xấu, bên cạnh những DN chịu lỗ có khá nhiều DN đạt được lợi nhuận.

Những DN này đã chịu khó đi xa để chọn các địa bàn mới, nhu cầu của người dân còn thực như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Có thể kể đến CTCP Phát triển nhà & đô thị IDICO đầu tư các dự án ở Đồng Nai vẫn đạt mức lợi nhuận sau thuế gần 7 tỷ đồng trong quý III, thậm chí còn tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hay Công ty Kinh doanh và Phát triển nhà Bình Dương cũng đạt được mức lợi nhuận sau thuế gần 33 tỷ đồng trong quý III (tăng hơn 101% so với quý III-2010), lợi nhuận trước thuế gần 43 tỷ đồng, doanh thu quý III đến 281 tỷ đồng (tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái)…

Trong bối cảnh khó khăn chung vẫn có DN BĐS đạt được lợi nhuận.

Trong bối cảnh khó khăn chung vẫn có DN BĐS đạt được lợi nhuận.

Trao đổi với ĐTTC, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, cho rằng BĐS xuống giá nhưng vẫn chưa chạm đến giá thành. Còn những diễn biến đối với DN trên thị trường rất bình thường, DN thua lỗ có thể phá sản, sáp nhập theo đúng quy luật, không thể để một thị trường tồn tại quá nhiều DN không có năng lực, thực lực và vốn.

“Hiện nay dư nợ trong ngân hàng vẫn giữ ở mức 10%, nghĩa là an toàn với hệ thống, chưa có dấu hiệu gặp rủi ro lớn với BĐS, ngoại trừ một số ngân hàng nhỏ, có tỷ lệ cho vay BĐS tương đối cao, BĐS chưa đến mức gây ra khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế nên Nhà nước không có lý do gì để can thiệp.

Lúc DN lãi to không sao, tại sao mới khó khăn đã yêu cầu Nhà nước giải cứu? Nếu Nhà nước quyết định can thiệp vào thị trường BĐS trong thời điểm này bằng các mệnh lệnh hành chính, tôi cho rằng đó là quyết định sai lầm” - ông Võ thẳng thắn.

Dưới góc độ khác, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho rằng trợ giúp BĐS như thế nào là câu chuyện dài mà thời điểm hiện tại phụ thuộc vào việc nền kinh tế phục hồi tới đâu, tức phụ thuộc vào việc kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Nếu Nghị quyết 11 của Chính phủ được thực hiện nghiêm túc, lạm phát bắt đầu giảm vào đầu năm 2012, lãi suất giảm, Ngân hàng Nhà nước cũng nới lỏng tín dụng đối với các dự án có hiệu quả, khi đó may ra thị trường BĐS mới hồi phục.

Nhiều chuyên gia nhận định mức hạ giá của BĐS thực ra rất nhỏ nếu so với những giai đoạn tăng giá mạnh, thậm chí quá phi lý. Đơn cử BĐS tăng từ 12-13 triệu đồng/m2, lên 30-40 triệu đồng/m2, tức gấp 5 lần, việc hạ giá 30% chưa thể ảnh hưởng đến DN BĐS.

Vì thế Nhà nước chưa nên can thiệp vào lúc này, chỉ khi nào sự đổ vỡ trên thị trường BĐS có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế mới phải điều chỉnh. Còn bây giờ, cứ để thị trường tiếp tục hạ, đưa giá BĐS về đúng giá thực.

Các tin khác