Nan giải xử lý tài sản thế chấp
Không dùng NSNN cũng như cơ chế thuế, phí để xử lý nợ xấu, nhưng cho phép các ngân hàng trích tăng dự phòng rủi ro có nghĩa là giảm thu NSNN. Vì thế, dự thảo nghị quyết này sẽ được chỉnh lý tiếp thu và hoàn thiện, sau đó báo cáo Quốc hội để tiến hành thảo luận vòng 2 vào chiều 12-6, trước khi quyết thông qua vào ngày 21-6. Ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội |
Phát biểu tại hội trường, đa số đại biểu (ĐB) Quốc hội đều cho rằng cần thiết phải ban hành nghị quyết để giải quyết vấn đề nợ xấu hiện nay. Theo ĐB Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An), việc thu hồi tài sản bảo đảm trong xử lý nợ xấu rất khó khăn.
Thực tế thi hành án dân sự có nhiều trường hợp bị thu hồi tài sản đã tấn công lại lực lượng thi hành án. Vậy TCTD khi thu hồi tài sản tự làm hay thuê lực lượng khác, cần có cơ chế rõ ràng. Hơn nữa, trong quá trình thu hồi tài sản nếu có tranh chấp, khiếu nại tố cáo, giải quyết thế nào? Cần làm rõ những vấn đề này trong nghị quyết, nếu không việc xử lý nợ xấu sẽ vào vòng luẩn quẩn và nghị quyết sẽ không có hiệu quả trong thực tế.
Theo ĐB Phạm Phú Quốc (TPHCM), Điều 301 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý. Như vậy sẽ bất lợi cho TCTD nếu phải điều chỉnh ký phụ lục hợp đồng trong khi người đang giữ tài sản đảm bảo không hợp tác. Do đó, nghị quyết cần thừa nhận một cách đầy đủ quyền của chủ sở hữu hợp pháp của các TCTD phù hợp với Bộ luật Dân sự.
Đồng tình cao với việc cần ban hành nghị quyết, theo ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình), tài sản đã thế chấp thống nhất với ngân hàng nhưng khi xử lý phải bàn bạc, hiệp thương của TCTD với người vay. Nếu không thống nhất phải đưa ra tòa án, quy trình xảy ra rất dài và không xử lý được. Do đó, cần xác định rõ quyền của TCTD trong việc xác định tài sản thế chấp. “Đây là nút thắt quan trọng nhất trong xử lý nợ xấu và không để TCTD cho vay phải mất thời gian đòi nợ” - ĐB Phương nói.
Theo ĐB Phạm Phú Quốc (TPHCM), Điều 301 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý. Như vậy sẽ bất lợi cho TCTD nếu phải điều chỉnh ký phụ lục hợp đồng trong khi người đang giữ tài sản đảm bảo không hợp tác. Do đó, nghị quyết cần thừa nhận một cách đầy đủ quyền của chủ sở hữu hợp pháp của các TCTD phù hợp với Bộ luật Dân sự.
Đồng tình cao với việc cần ban hành nghị quyết, theo ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình), tài sản đã thế chấp thống nhất với ngân hàng nhưng khi xử lý phải bàn bạc, hiệp thương của TCTD với người vay. Nếu không thống nhất phải đưa ra tòa án, quy trình xảy ra rất dài và không xử lý được. Do đó, cần xác định rõ quyền của TCTD trong việc xác định tài sản thế chấp. “Đây là nút thắt quan trọng nhất trong xử lý nợ xấu và không để TCTD cho vay phải mất thời gian đòi nợ” - ĐB Phương nói.
Trong khi đó, ĐB Nguyễn Văn Thắng (TP Hà Nội) phân tích dù hệ thống ngân hàng đã tích cực xử lý nhưng con số nợ xấu hiện nay rất lớn. Nợ xấu và tiềm ẩn nợ xấu xấp xỉ 600.000 tỷ đồng và chiếm tới hơn 10% dư nợ. Trong 600.000 tỷ đồng này 90% là tiền của Nhân dân, ngân hàng chỉ có 10%. Do vậy, việc xử lý khoản này không chỉ bảo vệ hoạt động tín dụng mà bảo vệ cả những người đang gửi tiền và đưa số tiền này quay trở lại phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, khi nguồn lực còn hạn chế.
Dù nghị quyết về nợ xấu, nhưng vấn đề cốt lõi là ban hành các cơ chế để thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ. Nghị quyết xử lý nợ xấu nếu Quốc hội phê chuẩn sẽ tháo gỡ được nút thắt, tạo ra thị trường mua bán nợ đúng nghĩa, các khoản nợ xấu này sẽ được bán và thu hồi nhanh hơn.
Xét xử Hà Văn Thắm tham ô tài sản tại Oceanbank.
Không sử dụng ngân sách, Nhà nước vẫn thiệt hại
Từ góc độ luật sư, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) nhấn mạnh nghị quyết cung cấp những giải pháp về pháp lý và kỹ thuật để xử lý nợ xấu, còn trách nhiệm dân sự và hình sự của các tổ chức, cá nhân về các khoản nợ đó giải quyết và xử lý theo pháp luật hiện hành. Do đó, dự thảo cần ghi như vậy.
Từ góc độ luật sư, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) nhấn mạnh nghị quyết cung cấp những giải pháp về pháp lý và kỹ thuật để xử lý nợ xấu, còn trách nhiệm dân sự và hình sự của các tổ chức, cá nhân về các khoản nợ đó giải quyết và xử lý theo pháp luật hiện hành. Do đó, dự thảo cần ghi như vậy.
Bên cạnh đó phải nhất quán nguyên tắc không sử dụng ngân sách nhà nước mà dùng nợ và tài sản của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến các khoản nợ đó để xử lý nợ xấu. Tất nhiên, nói không sử dụng ngân sách nhưng Nhà nước vẫn tốn kém và thiệt hại nhiều trong việc xử lý, vì cả bộ máy phải tham gia. Quốc hội cần ghi rõ trong nghị quyết này là giao Chính phủ, NHNN và các cơ quan tiến hành tố tụng cùng xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân vi phạm gây ra nợ xấu. Đặc biệt yêu cầu Chính phủ truy tìm, thu hồi tài sản do tham nhũng, tiêu cực để tạo thêm nguồn lực xử lý nợ xấu.
Giải trình làm rõ thêm, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết tính đến tháng 9-2012 ước tính nợ xấu hơn 17% tổng dư nợ và cho vay nền kinh tế. Nếu đánh giá toàn diện và thực chất con số có thể cao hơn.
Giải trình làm rõ thêm, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết tính đến tháng 9-2012 ước tính nợ xấu hơn 17% tổng dư nợ và cho vay nền kinh tế. Nếu đánh giá toàn diện và thực chất con số có thể cao hơn.
Nguyên nhân gây ra nợ xấu, về khách quan, thời gian qua sự bất ổn chính trị, kinh tế thế giới tác động rất mạnh và gây rủi ro lớn đến sản xuất kinh doanh trong nước. Trong khi đó, kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn, chất lượng tăng trưởng chưa cao, nợ công tăng nhanh, thị trường bất động sản có thời gian dài trầm lắng. Doanh nghiệp Việt Nam lại phụ thuộc lớn vào vốn vay ngân hàng, hiệu quả còn thấp, nên khi có biến động từ bên trong và bên ngoài đã gặp khó khăn.
Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định Chính phủ đã bàn rất kỹ, và không có quy định nào trong dự thảo có thể tạo điều kiện cho các TCTD hay tổ chức, cá nhân liên quan có thể trục lợi. Các hành vi vi phạm pháp luật đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định Chính phủ đã bàn rất kỹ, và không có quy định nào trong dự thảo có thể tạo điều kiện cho các TCTD hay tổ chức, cá nhân liên quan có thể trục lợi. Các hành vi vi phạm pháp luật đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Dù vậy, Thống đốc cũng thống nhất tiếp thu ý kiến của một số ĐB Quốc hội. Đó là bổ sung: nguyên tắc không sử dụng ngân sách nhà nước; nguyên tắc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật và làm trái quy định pháp luật gây ra nợ xấu và tổn thất cho hoạt động của ngân hàng; khái niệm về nợ xấu và đính kèm nghị quyết.
Cũng theo Thống đốc, quyền thu giữ tài sản bảo đảm là quyền đương nhiên và chính đáng mà TCTD có được theo thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ với khách hàng khi xác lập giao dịch cấp tín dụng và giao dịch bảo đảm. Các thỏa thuận về quyền thu giữ các bên liên quan là phù hợp với Hiến pháp và quy định của pháp luật. Trường hợp các tổ chức, cá nhân tự nguyện đem tài sản của mình thế chấp, cầm cố để đảm bảo cho việc trả nợ là giao dịch dân sự sẽ làm phát sinh nghĩa vụ giao tài sản đảm bảo.
Truy trách nhiệm cán bộ tín dụng
Về chủ quan, quy trình tín dụng của một số TCTD còn chưa đầy đủ và chặt chẽ, tạo kẽ hở để khách hàng và cán bộ ngân hàng lợi dụng; một bộ phận cán bộ ngân hàng thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ quyền hạn để câu kết với khách hàng cố ý làm trái các quy định.
Cũng theo Thống đốc, quyền thu giữ tài sản bảo đảm là quyền đương nhiên và chính đáng mà TCTD có được theo thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ với khách hàng khi xác lập giao dịch cấp tín dụng và giao dịch bảo đảm. Các thỏa thuận về quyền thu giữ các bên liên quan là phù hợp với Hiến pháp và quy định của pháp luật. Trường hợp các tổ chức, cá nhân tự nguyện đem tài sản của mình thế chấp, cầm cố để đảm bảo cho việc trả nợ là giao dịch dân sự sẽ làm phát sinh nghĩa vụ giao tài sản đảm bảo.
Truy trách nhiệm cán bộ tín dụng
Về chủ quan, quy trình tín dụng của một số TCTD còn chưa đầy đủ và chặt chẽ, tạo kẽ hở để khách hàng và cán bộ ngân hàng lợi dụng; một bộ phận cán bộ ngân hàng thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ quyền hạn để câu kết với khách hàng cố ý làm trái các quy định.
Mặt khác, công tác thanh tra, giám sát của NHNN thời gian qua còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của hệ thống TCTD trong tình hình mới; một số ít cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng còn vi phạm pháp luật. Trong giai đoạn 2011-2016, theo thống kê Bộ Công an, lực lượng công an (không bao gồm công an các địa phương) đã phát hiện, khởi tố điều tra 95 vụ án kinh tế xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng, khởi tố bị can gần 200 cán bộ ngân hàng.
Chỉ tính riêng một số vụ án lớn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố xét xử 128 cán bộ, trong đó có nhiều người là chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc, thành viên HĐQT, phó tổng giám đốc ngân hàng, với nhiều mức án nghiêm khắc. Riêng tại Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (Agribank), từ năm 2013 đến nay đã xử lý trách nhiệm 352 cán bộ.
Chỉ tính riêng một số vụ án lớn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố xét xử 128 cán bộ, trong đó có nhiều người là chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc, thành viên HĐQT, phó tổng giám đốc ngân hàng, với nhiều mức án nghiêm khắc. Riêng tại Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (Agribank), từ năm 2013 đến nay đã xử lý trách nhiệm 352 cán bộ.
Còn trong giai đoạn tái cơ cấu vừa qua, đã khởi tố điều tra 65 vụ án, xử lý hình sự 122 cán bộ Agribank. Bên cạnh đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2011-2015 bình quân mỗi năm có trên 63.000 DN giải thể và phá sản, cũng là yếu tố làm gia tăng nợ xấu. Nhiều khách hàng vay ngân hàng còn chây ì, trốn tránh trách nhiệm trả nợ.