Đây là tổ hợp năng lượng tái tạo đầu tiên của Việt Nam, được hòa lưới trong năm 2019 và cũng là cột mốc đánh dấu bước tiếp cận mới cho chủ trương phát triển năng lượng tái tạo tại tỉnh Ninh Thuận. Tổ hợp gồm trang trại điện gió (4.000 tỷ đồng) và điện mặt trời (6.000 tỷ đồng), được đấu nối trực tiếp với hệ thống lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp 220kV Tháp Chàm. Tổng sản lượng khai thác hàng năm của tổ hợp đạt 950 triệu kWh - 1 tỷ kWh điện mỗi năm.
Công nghệ hàng đầu thế giới
Trong đó, dự án điện gió Trung Nam sẽ triển khai trong 3 giai đoạn (45 trụ, sản lượng điện 286 triệu kWh), trước mắt hoàn thành vận hành 17 trụ, công suất 39,95MW, sản lượng khai thác 110 triệu kWh/năm.
Công nghệ hàng đầu thế giới
Trong đó, dự án điện gió Trung Nam sẽ triển khai trong 3 giai đoạn (45 trụ, sản lượng điện 286 triệu kWh), trước mắt hoàn thành vận hành 17 trụ, công suất 39,95MW, sản lượng khai thác 110 triệu kWh/năm.
Đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo không phải là siêu lợi nhuận, nhưng đây là mảng kinh doanh không cạnh tranh về giá, tính ổn định cao. Có nghĩa là “hứng gió, bắt nắng ra tiền”, nhưng phải đầu tư đến đồng vốn cuối cùng. Trong khi đó, chứng khoán hay bất động sản lợi nhuận cao, có thể “bán lúa non”, song tính ổn định không bằng, rủi ro luôn rình rập. Ông Nguyễn Tâm Tiến |
Khác với những dự án điện gió trên cả nước đang triển khai, dự án điện gió Trung Nam sử dụng giải pháp công nghệ tua bin gió không hộp số (gearless) và tự động điều chỉnh đón gió do Enercon - nhà sản xuất thiết bị điện gió hàng đầu của Đức. Với công nghệ tuabin không hộp số, các trụ gió có thể hoàn toàn vận hành bình thường ngay khi gió đạt tốc độ 2,5 m/s.
Với công nghệ hộp số, các công tác bảo trì hệ thống cho tuabin cũng ít hơn, khi không có ma sát gây hao mòn. Giảm được công tác bảo trì, chi phí duy tu của công trình được tối thiểu, tiết kiệm chi phí và tăng thời gian hoạt động khai thác.
Khởi công ngày 7-7-2018, Trung Nam đã hoàn thành đầu tư dự án điện mặt trời trên diện tích 268ha trong vùng dự án có tổng công suất 258MWp. Cánh đồng điện mặt trời sử dụng thiết bị Inverter và công nghệ chuyển hóa bức xạ mặt trời do Siemens cung cấp. Các thiết bị chịu nhiệt độ trên 400C nhưng không suy giảm hiệu suất chuyển hóa, cũng như không xảy ra tình trạng quá tải do nhiệt độ cao.
Các thiết bị, phụ kiện khác do Siemens triển khai đạt được kích thước tối ưu khi gọn và nhẹ hơn so với các hãng khác. Đặc biệt, quan trọng nhất là tính linh hoạt công nghệ mang lại. Với 18 bán dẫn, công trình có thể tiếp tục kết nối thêm các tấm pin mặt trời trực tiếp với hệ thống đã lắp đặt và tăng sản lượng khai thác.
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trung Nam Group, cho biết Ninh Thuận là địa phương có tiềm năng trong khai thác điện gió với nông trường điện gió rộng gần 8.000ha. Lượng gió tự nhiên ở độ cao 65m luôn đạt tốc độ gió ổn định từ 6,4-9,6m/s.
Bên cạnh đó, số giờ nắng tại đây cũng thuộc loại cao nhất cả nước, trung bình trong năm 7,6 giờ, của mùa khô từ 8-10 giờ/ngày và trong mùa mưa 6-7 giờ/ngày. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn năng lượng mặt trời.
Tổ hợp năng lượng tái tạo Trung Nam vừa đưa vào hoạt động. Ảnh: MINH TUẤN
“Phải nói rằng, trong giai đoạn này chúng tôi có những thuận lợi. Đầu tiên là hưởng ứng theo Quyết định 11/2017/QĐ-TTg và Quyết định 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án về điện gió và điện mặt trời. Thứ hai, UBND tỉnh Ninh Thuận và chính quyền địa phương rất ủng hộ Trung Nam trong việc triển khai dự án. Thứ ba, sự ủng hộ ghi nhận nhất là nhân dân đồng thuận với công tác thu hồi đất. Ở đây không có bất kỳ sự cố gì về bồi thường giải phóng mặt bằng” - ông Tiến chia sẻ.Cơ hội phát triển năng lượng tái tạo
Có thể nói, tổ hợp năng lượng tái tạo do Trung Nam đầu tư chính là tiền đề cho các dự án tích hợp, khai thác năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận. Đặc biệt, việc tận dụng vùng diện tích thực hiện dự án điện gió, kết hợp song song phát triển dự án năng lượng mặt trời mang đến lợi ích to lớn, tối đa hóa quy hoạch địa phương cho năng lượng tái tạo, đẩy mạnh khả năng phát triển song song năng lượng mặt trời/năng lượng gió.
Có thể nói, tổ hợp năng lượng tái tạo do Trung Nam đầu tư chính là tiền đề cho các dự án tích hợp, khai thác năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận. Đặc biệt, việc tận dụng vùng diện tích thực hiện dự án điện gió, kết hợp song song phát triển dự án năng lượng mặt trời mang đến lợi ích to lớn, tối đa hóa quy hoạch địa phương cho năng lượng tái tạo, đẩy mạnh khả năng phát triển song song năng lượng mặt trời/năng lượng gió.
Tuy nhiên, theo ông Tiến khó khăn của tổ hợp năng lượng tái tạo Trung Nam nói riêng và các dự án trên địa bàn là nằm trong vùng chịu nhiều thách thức của truyền tải điện, đó là giải tỏa công suất; thiếu hụt nhân lực...
Ông Lưu Xuân Vĩnh, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết tỉnh Ninh Thuận được Chính phủ xác định là trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước theo Nghị quyết 115. Đến nay tỉnh đã cấp chủ trương các dự án điện mặt trời với tổng công suất 1.816MWp, tổng vốn đầu tư 49.900 tỷ đồng, và 800MWp điện gió với tổng vốn đăng ký 28.000 tỷ đồng.
Đến thời điểm này, Ninh Thuận dẫn đầu cả nước với 8 dự án điện gió và mặt trời đưa vào hoạt động. Trong đó, điện gió có 3 dự án với tổng công suất 116MW, điện mặt trời có 5 dự án với tổng công suất 631MWp.