Trung Quốc đầu độc loài người (K2): Thương hiệu tử thần

Không chỉ có các loại thực phẩm mới chứa chất độc hại, mà nhiều sản phẩm tiêu dùng của Trung Quốc cũng vậy. Đến nỗi nhà báo Kate Galbraith của tạp chí Foreign Policy phải thốt lên: “Made in China (sản xuất ở Trung Quốc) nay đã trở thành thương hiệu của chất độc”.

Không chỉ có các loại thực phẩm mới chứa chất độc hại, mà nhiều sản phẩm tiêu dùng của Trung Quốc cũng vậy. Đến nỗi nhà báo Kate Galbraith của tạp chí Foreign Policy phải thốt lên: “Made in China (sản xuất ở Trung Quốc) nay đã trở thành thương hiệu của chất độc”.

Hủy hoại mầm non

“Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai”, câu nói này khẳng định tầm quan trọng của trẻ em đối với tương lai loài người. Tuy nhiên, tương lai đó đang bị người Trung Quốc “hạ độc” bằng vô số hóa chất độc hại gây tổn hại sức khỏe ẩn giấu trong những loại đồ chơi vừa đẹp vừa rẻ. Vào cuối năm 2012, các ông bố bà mẹ Việt Nam đã phát hoảng khi báo chí đưa tin cơ quan quản lý ở Singapore kiểm tra, phát hiện chất phthalate độc hại trong sản phẩm đồ chơi thú nhún dành cho trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc.

Đây cũng là món đồ chơi rất phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở các đô thị lớn. Sau khi phát hiện sự việc, Singapore đã cho thu hồi loại đồ chơi có chứa chất độc hại này. Các cơ quan quản lý Việt Nam cũng đem mẫu thú nhún xuất xứ Trung Quốc bán trên thị trường TPHCM và Hà Nội để đưa đi kiểm nghiệm.

Kết quả các mẫu thú nhún này đều bị nhiễm chất phthalate cao, trong đó một số mẫu chứa chất phthalate cao gấp 5-9 lần so với tiêu chuẩn thế giới. Phthalate là một hóa chất rất độc hại, có thể gây ung thư và làm suy giảm sự phát triển bộ phận sinh dục của bé trai, về lâu dài dễ làm cho cơ quan sinh sản nam giới bị teo lại.

Trước đó, vào dịp Tết Trung thu năm 2012, dư luận xôn xao việc lồng đèn nhựa Trung Quốc chứa chất gây ung thư. Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học Việt Nam đã tiến hành kiểm nghiệm đối với 2 mẫu đèn lồng nhựa Trung Quốc đang bán trên thị trường. Kết quả cho thấy muối cadimi (Cd) trong sơn phủ có hàm lượng cao gấp 123 lần mức cho phép trong Bộ Tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ Khoa học - Công nghệ quy định.

Cd là 1 trong 3 kim loại (2 loại còn lại là chì và thủy ngân) độc hại nhất với cơ thể người, có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi... Theo giới chuyên môn, chỉ cần tiếp xúc, cầm nắm đèn lồng là có thể bị nhiễm Cd. Đèn lồng nhiễm Cd với hàm lượng quá cao sẽ tích lũy nhiều trong thận và chỉ phát bệnh sau nhiều năm tiếp xúc.

Quần áo trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc cũng độc hại không kém. Năm 2009, thế giới bàng hoàng trước vụ quần áo và đồ dùng cho trẻ em được sản xuất tại Quảng Đông, nơi được coi là trung tâm ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Trung Quốc, chứa hóa chất formaldehye độc hại. Có tới hơn 30% các đồ dùng dành cho trẻ được sản xuất ở Quảng Đông không an toàn, trong đó nhiều loại chứa quá nhiều hàm lượng formadehyde hoặc những kim loại nặng như chì, cadmi và crom gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bào mòn tuổi trẻ

Tháng 4-2013, kết quả điều tra của Hiệp hội Đóng gói thực phẩm Trung Quốc cho biết các sản phẩm dùng một lần do nước này sản xuất như đũa, hộp xốp đựng thức ăn, nĩa, ống hút… đều có vấn đề về chất lượng. Phần lớn những sản phẩm này chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, khi ngấm vào cơ thể có thể dẫn đến ung thư.

Tờ Trung Quốc Tân Văn dẫn lời một chủ tiệm ăn ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, cho biết đũa dùng 1 lần loại tốt có giá 7NDT/bao 70 đôi, còn những loại dành cho quán ăn vỉa hè giá chỉ bằng một nửa. Về mùi hăng nồng của đũa dùng 1 lần, người này giải thích: “Đó là mùi thuốc vì loại đũa này thường được ngâm qua lưu huỳnh hoặc ôxy già để có màu đẹp và chống mối mọt”.

Tháng 10-2010, Công ty Knauf Plasterboard Thiên Tân - một công ty sản xuất tường khô (thạch cao) Trung Quốc - đã đồng ý trả tiền sửa chữa hàng trăm ngôi nhà ở Hoa Kỳ bị hư hại nặng vì những bức tường khô bị ô nhiễm. Vào đỉnh điểm của cuộc bùng nổ nhà đất tại Hoa Kỳ năm 2006, nhất là sau vụ siêu bão Katrina, các công ty xây dựng Hoa Kỳ sử dụng hàng ngàn tấn tường khô do Trung Quốc sản xuất với giá thành rẻ trong lúc vật liệu xây dựng đang khan hiếm.

Nhưng đến năm 2007, hàng trăm người dân sống ở các bang Florida, Louisiana và Virginia đã khiếu nại vì những tấm tường khô làm mòn các đường điện, ống dẫn máy điều hòa, vật dụng mỏng, thậm chí cả những khung ảnh trong nhà. Không chỉ vậy, nhiều người còn bị chảy máu cam, đau đầu, rát họng vì hít phải mùi khó chịu từ những bức tường này.

Theo AP, khoảng 3.000 chủ nhà ở các bang Florida, Virginia, Mississippi, Alabama và Louisiana báo cáo rằng họ phát hiện một số vấn đề khi sống trong nhà có sử dụng tường khô Trung Quốc, trong đó rất nhiều gia đình đã phải rời khỏi những căn nhà đó. Ngay lập tức, Chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSC) đánh giá quy mô vấn đề với tường khô Trung Quốc. Trong báo cáo đưa ra tháng 11-2009, CPSC cho biết “có mối liên quan chặt chẽ giữa nhà ở và vấn đề tường khô, mức độ hydrogen sulfide trong những ngôi nhà này và sự ăn mòn kim loại trong nhà".

Các nghiên cứu ban đầu của CPSC cho thấy có sự liên quan giữa chứng đau cổ họng, khó thở với hàm lượng khí lưu huỳnh cao thoát ra từ vật liệu xây dựng này. Theo Chủ tịch CPSC Inez Tenenbaum, một số mẫu vách thạch cao này thải ra lượng khí lưu huỳnh cao gấp 100 lần so với vách thạch cao được sản xuất ở nước khác. CPSC đã kêu gọi người dân hủy bỏ tường khô Trung Quốc sử dụng trong nhà vì có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Theo tờ Boston (Hoa Kỳ), 60% sản phẩm bị CPSC ra lệnh thu hồi vào năm 2011 là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có kem đánh răng độc hại chứa diethylene glycol (DEG) - một hóa chất được sử dụng trong chất chống đông và rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người; lốp xe kém chất lượng, dễ gây tai nạn. Mới đây nhất, Australia đưa ra cảnh báo đối với một số mực xăm nhập khẩu từ Trung Quốc có chất gây ung thư.

Bệnh sẽ... chết luôn

Khi bạn ngã bệnh vì những chất độc tích tụ lâu ngày trong cơ thể hay vì bất cứ lý do nào khác, bạn có thể dễ dàng đi tới cái chết nhanh hơn khi đi... chữa bệnh, bởi nhiều loại thuốc giả xuất xứ từ Trung Quốc và bởi nguyên liệu Đông dược (dùng để chế thuốc Nam, thuốc Bắc) có thể đã bị người Trung Quốc “tẩm độc”.

Năm 2012, thế giới một phen kinh hoàng khi Hàn Quốc phát hiện thuốc Trung Quốc bào chế dược phẩm từ thịt người. Trước đó, ngành công nghiệp dược phẩm Trung Quốc đã bị tai tiếng vì vỏ thuốc con nhộng sản xuất từ nước này chứa gelatin công nghiệp (tác nhân gây ung thư) và 18% thuốc giả chống lao, chống sốt rét ở các nước châu Phi có xuất xứ Trung Quốc. Người dân Việt Nam cũng hoang mang khi hay tin Đông dược của làng Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) được nhập từ Trung Quốc.

Phao bơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc chứa các chất gây ung thư, ảnh hưởng đến tinh hoàn. (Ảnh minh họa)

Phao bơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc chứa các chất gây ung thư,
ảnh hưởng đến tinh hoàn. (Ảnh minh họa)

Ninh Hiệp nổi tiếng từ nhiều đời nay như một trung tâm buôn bán và sơ chế Đông dược vào hàng lớn nhất, nhì Việt Nam. Dược liệu dùng ở Ninh Hiệp được trồng và thu mua chủ yếu ở vùng chùa Hương và chùa Thầy (Hà Nội), Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên…

Nhưng nay hầu hết chúng được nhập về từ Trung Quốc. Theo đó, để tìm được những lô nguyên liệu làm thuốc Đông dược thuộc loại 1, loại 2 rất khó. Thay vào đó, các loại cây dược liệu nhập về từ Trung Quốc phần lớn là loại 3, loại 4. “Đó là những cây dược liệu non, chưa sinh trưởng đủ ngày để đạt chất lượng nhưng đã cho thu hoạch. Vì vậy khi xuất đi, Trung Quốc đã tẩm ướp hương liệu để tránh bị phát hiện” - một chủ cơ sở chế biến Đông dược ở Ninh Hiệp cho biết.

Vẫn theo chủ cơ sở này, trước khi xuất qua biên giới, những hoạt chất quý trong dược liệu đã bị chiết xuất hết. Không những thế, họ còn trà trộn lẫn những dược liệu giả, đặc biệt với những dược liệu quý hiếm như nhân sâm, đông trùng hạ thảo…

(Còn tiếp)

Các tin khác