Trung Quốc: Doanh nghiệp tư nhân đang suy thoái?

(ĐTTCO) - Trong 40 năm cải cách và mở cửa, các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Trung Quốc đã phát triển từ chỗ nhỏ lẻ, yếu kém trở thành lực lượng đóng vai trò ngày càng quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước này. 

Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện nhiều cảnh báo các chính sách của Bắc Kinh đang dần rời xa khu vực tư nhân. Tại diễn đàn vào tháng 9-2018, Wu Jinglian, lãnh đạo 88 tuổi của các nhà kinh tế Trung Quốc ủng hộ thị trường, cho biết Trung Quốc phát triển thịnh vượng một phần bằng cách nắm lấy các lực lượng thị trường, nhưng nay những "tiếng nói không lành mạnh" đang lên án DNTN. 

Từ đóng góp hơn 60% GDP
Ngày 29-8-2018, Trung Quốc công bố bảng xếp hạng mới nhất cho 500 DNTN lớn nhất, với nhà khổng lồ thiết bị viễn thông Huawei và công ty thương mại điện tử Suning đứng đầu danh sách. "Nền kinh tế tư nhân (KTTN) là lực lượng năng động, đầy triển vọng và sáng tạo nhất trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.
 Một luật mới yêu cầu những người điều hành các cửa hàng trực tuyến phải đăng ký với chính phủ và đóng thuế. Điều đó có thể tấn công Tập đoàn Alibaba, là một trong những công ty internet lớn nhất thế giới, bởi nó điều hành một chợ trực tuyến được gọi là Taobao, nơi các thương gia lớn và nhỏ đã mở hàng ngàn cửa hàng kỹ thuật số.
Đó là sự hỗ trợ mạnh mẽ cho sự thịnh vượng của nền kinh tế thành thị và nông thôn, là lực lượng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Trung Quốc" - Zhang Maorong, Viện Kinh tế Thế giới, Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, nói.
Kể từ khi bắt đầu cải cách và mở cửa, khu vực tư nhân Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, doanh thu thuế và thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong số 500 DN hàng đầu Trung Quốc được công bố năm 2018, có 237 DNTN, tăng 11 so với năm 2017. Hiện nay, lần đầu tiên tổng tài sản của 500 DN thuộc khu vực tư nhân đã vượt quá 28.000 tỷ NDT (4.000 tỷ USD), tổng lợi nhuận sau thuế vượt 1.000 tỷ NDT (144,5 tỷ USD). Ước tính 65% bằng sáng chế của Trung Quốc, hơn 75% sáng kiến công nghệ và hơn 80% phát triển sản phẩm mới, được thực hiện bởi khu vực tư nhân. 
Theo thống kê của Liên đoàn Công nghiệp - Thương mại Quốc gia, nền KTTN cung cấp hơn 80% việc làm ở thành thị và đóng góp hơn 90% cho việc làm mới, đồng thời hấp thụ hơn 70% lao động từ khu vực nông thôn. Các DNTN đã đóng góp một nửa nền kinh tế Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2017, có 65,79 triệu DN thuộc sở hữu cá nhân và 27,26 triệu DNTN ở Trung Quốc, sử dụng khoảng 340 triệu lao động, với số vốn đăng ký vượt 165.000 tỷ NDT (23.800 tỷ USD); nền KTTN chiếm hơn 60% GDP và hơn 50% tổng doanh thu thuế. Theo số liệu chính thức, đầu tư tư nhân của Trung Quốc vào năm 2017 đã tăng 6%, cao hơn 2,8% so với mức tăng của năm trước đó, lên 38.200 tỷ NDT (khoảng 6.000 tỷ USD).
Trung Quốc: Doanh nghiệp tư nhân đang suy thoái? ảnh 1 Một khi Chính phủ Trung Quốc giành quyền kiểm soát công nghệ,
Tập đoàn Alibaba phải đăng ký với chính phủ để đóng thuế. 
Nay phải chống đỡ với chiến lược cải cách
Tuy nhiên, hiện tại kinh tế Trung Quốc đã bước vào giai đoạn khó khăn do áp lực suy thoái ngày càng tăng. Điều này khiến các DNTN phải đối mặt với những thách thức chưa từng có, do các chiến lược và cải cách quốc gia, cũng như các vấn đề trong nước bao gồm cả quản trị quốc gia không hoàn hảo, cấu trúc, khả năng cạnh tranh yếu, phát triển bền vững kém. 
Báo cáo của Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), nhấn mạnh sẽ vững chắc trong việc củng cố và phát triển khu vực công của nền kinh tế, song song việc kiên định khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn sự phát triển của khu vực ngoài công lập. Vào cuối tháng 9, trong chuyến kiểm tra tại tỉnh Liêu Ninh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến 1 DNNN và 1 DNTN, và nhấn mạnh Trung Quốc áp dụng 1 hệ thống kinh tế cơ bản, trong đó sở hữu công là nền tảng chính, trong khi các thực thể kinh tế sở hữu đa dạng cùng phát triển. Ông Tập kêu gọi nỗ lực tạo ra môi trường kinh doanh và pháp lý hợp lý cho DNTN, bảo vệ quyền và lợi ích của họ theo luật pháp để khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn sự phát triển của khu vực ngoài công lập.
Trong bài phát biểu khai mạc tại Diễn đàn Davos mùa hè 2018, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhắc lại rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện và cải thiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ sự phát triển của KTTN và loại bỏ những rào cản cho sự phát triển đó. “Chính phủ sẽ duy trì nguyên tắc quyền bình đẳng, cơ hội bình đẳng và các quy tắc công bằng. Chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ tất cả chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển khu vực ngoài công lập, giải quyết vấn đề nghiêm trọng liên quan đến các công ty tư nhân, có hành động vững chắc để loại bỏ các rào cản tiềm ẩn" - ông Lý khẳng định.

Cuộc chiến hai thành phần kinh tế 
Ông WuJinglian đã có tiếng nói  hiếm hoi trước sự lo lắng ngày càng tăng của các doanh nhân, nhà kinh tế và một số quan chức chính phủ Trung Quốc: “Trung Quốc có thể lùi bước khỏi thị trường tự do và những chính sách hỗ trợ kinh doanh từng giúp đất nước trở thành nền kinh tế số 2 thế giới. Các công ty do nhà nước kiểm soát ngày càng chiếm tỷ lệ cao hơn trong sản xuất công nghiệp và lợi nhuận, lĩnh vực các DNTN từng dẫn đầu. Một số trí thức thậm chí đang kêu gọi bãi bỏ hoàn toàn các DNTN”.
Ông Hu, bộ trưởng đã nghỉ hưu, viết trong một bài tiểu luận được đăng trực tuyến vào tháng 10-2018: "Hiện tại, khu vực tư nhân đang gặp khó khăn lớn. Chúng ta nên cố gắng hết sức để không lặp lại việc quốc hữu hóa DNTN trong những năm 1950 và chủ nghĩa tư bản nhà nước". 
Tuy nhiên, có vẻ phía ủng hộ DNTN tỏ ra yếu thế hơn phe ủng hộ DNNN. Tháng 1-2018, Zhou Xincheng, GS. Chủ nghĩa Mác tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, tuyên bố nên loại bỏ quyền sở hữu tư nhân. Tháng 9-2018, Wu Xiaoping, một blogger nổi danh, đã viết rằng khu vực tư nhân nên chấm dứt ngay bây giờ khi nó đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử là đạt được sự tăng trưởng. Cũng trong tháng 9-2018, Qiu Xiaoping, một Thứ trưởng bộ phận nhân sự và an sinh xã hội, đã thúc giục quản lý dân chủ các DNTN.
Trong bối cảnh cuộc tranh luận ngày càng gay gắt, một số doanh nhân gặp khó khăn đã phải bán DN của mình cho nhà nước. Cho đến nay, 46 công ty tư nhân đã đồng ý bán cổ phần cho các công ty do nhà nước với hơn một nửa số cổ phần kiểm soát, theo Shanghai Securities News, một tờ báo chính thức của chính phủ. Dù đó là con số rất nhỏ khi so sánh với nền kinh tế to lớn của Trung Quốc, song nó đảo ngược xu hướng 2 thập niên qua là các công ty nhà nước bán cổ phần cho các doanh nhân tư nhân.
Về phía chính phủ cũng đã thực hiện các bước để giành quyền kiểm soát lớn hơn đối với lĩnh vực công nghệ, nơi từng phát triển mạnh mẽ, không bị ảnh hưởng bởi chính phủ. Sự phê chuẩn các tựa game video mới đã bị đóng băng kể từ khi thay đổi quy định, đã trao cho bộ phận tuyên truyền của CPC vai trò trực tiếp. Tencent, gã khổng lồ trò chơi video Trung Quốc và là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, đã mất gần một phần ba giá trị thị trường từ đó. Chính quyền cũng đã thắt chặt các quy tắc quản lý thương mại trực tuyến. 

Các tin khác