Trung Quốc, Iran ồ ạt khai thác sản vật Afghanistan khi Mỹ rút lui

(ĐTTCO) – Sự rút lui hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan đã khiến những người nộp thuế cho Mỹ phải gánh hàng tỷ hóa đơn chưa thanh toán, đồng thời mang lại cho Trung Quốc và Iran những chiến lợi phẩm trong chiến tranh.
Một chiếc trực thăng Chinook của Hoa Kỳ bay qua Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kabul, Afghanistan. Ảnh: APNews.
Một chiếc trực thăng Chinook của Hoa Kỳ bay qua Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kabul, Afghanistan. Ảnh: APNews.

Trong khi công dân Mỹ chờ đợi thông tin từ Nhà Trắng, Trung Quốc và Iran đã công nhận Taliban là nhà lãnh đạo hợp pháp và đã lên kế hoạch khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn của Afghanistan. Trung Quốc có thể xây dựng mỏ đồng lớn thứ hai tại nơi này.

Chính quyền Biden không những đã không có sự chuẩn bị cho việc rút lui có trật tự khỏi Afghanistan trên quan điểm quân sự, để lại máy bay và các trang thiết bị cho Taliban, mà còn không nghĩ đến hậu quả kinh tế lâu dài khi cho phép Trung Quốc và Iran tái thiết và kiểm soát Afghanistan.

Thảm họa này sẽ có những tác động sâu rộng không những đến sự an toàn của đất nước và người dân, mà còn về lợi ích kinh tế lâu dài.

Theo các báo cáo, Trung Quốc đang bắt đầu kiểm soát các nguồn tài nguồn tài nguyên trị giá hàng nghìn tỷ đô la ở Afghanistan. The Global Times đưa tin rằng một tập đoàn của Trung Quốc đã được trao hợp đồng phát triển mỏ đồng lớn thứ hai thế giới tại quốc gia này và đang có kế hoạch quay trở lại sau nhiều năm trì hoãn.

Afghanistan không chỉ có mỏ đồng, coban và các mỏ đất hiếm khác, mà còn có nguồn cung cấp lithi lớn nhất thế giới – một nguyên tố quan trọng và không thể thay thế để chế tạo pin cho ô tô điện.

Trung Quốc hiện có khả năng xử lý 85% khoáng sản đất hiếm trên thế giới bằng cách kiểm soát nguồn cung ở Afghanistan. Họ có thể kiểm soát giá cả toàn cầu và giữ lại nguồn cung cho các công ty Mỹ.

Liên minh khoáng sản đất hiếm Trung Quốc – Afghanistan – Iran sẽ ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc đến tương lai của nền kinh tế Mỹ, không chỉ nói về ô tô điện, mà còn là điện thoại di động, máy vi tính và chip. Mỹ đang phải vật lộn với tình trạng thiếu chip lớn, khiến các nhà sản xuất ô tô phải hạn chế sản xuất.

Iran cho biết họ rất hào hứng với mối quan hệ hợp tác mới mẻ với Taliban. Chính phủ Iran đang sử dụng ảnh hưởng của mình với các nhà lãnh đạo Taliban để trở thành đối tác chiến lược và kinh tế khi Iran tiến tới mục tiêu có được vũ khí hạt nhân.

Iran trong những ngày này đã bác bỏ lời kêu gọi của chính quyền Biden trong việc tái tam gia các cuộc đàm phán hạt nhân Iran. Thay vào đó, họ phô trương tham vọng hạt nhân của mình bằng cách nâng cao mức độ làm giàu từ hạt nhân lên một tầm cao mới – chỉ thiếu bom hạt nhân.

Các tin khác