Đây là bước đi đầu tiên trong tiến trình pháp lý được dự báo có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Người phát ngôn của Uber cho biết Uber quyết định kháng cáo để người dân London có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ của hãng, đồng thời nêu rõ sẽ tiếp tục tìm kiếm những cuộc thảo luận mang tính xây dựng với Cơ quan Giao thông London (TfL).
Theo giới chức tòa án Anh, dự kiến một phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 11/12 tới. Khoảng 40.000 tài xế Uber ở London sẽ được tiếp tục hoạt động cho đến khi thủ tục kháng cáo hoàn tất.
Trước đó, ngày 22/9, TfL thông báo sẽ rút giấy phép hoạt động của Uber tại London từ cuối tháng 9, cùng thời điểm giấy phép của Uber hết hạn.
Cơ quan này cho biết “cách thức và hành vi của Uber thể hiện thiếu trách nhiệm doanh nghiệp” liên quan đến một số vấn đề an toàn và an ninh cho cộng đồng. Tuy nhiên, đến ngày 24/9, hơn 600.000 người đã ký vào đơn kiến nghị yêu cầu TfL hủy quyết định này.
Đơn kiến nghị nêu rõ quyết định của TfL ảnh hưởng đến cuộc sống của một lượng lớn những tài xế thật thà và chăm chỉ, cũng như sẽ khiến thế giới nhìn nhận London là một thành phố thiếu cởi mở và đóng cửa đối với các doanh nghiệp sáng tạo.
Đơn kiến nghị này cũng cho rằng Uber là một dịch vụ di chuyển an toàn, đáng tin cậy với chi phí thấp, đồng thời khẳng định những người sử dụng dịch vụ của Uber sẽ không đồng tình với lệnh cấm của chính quyền thành phố.
Đơn kiến nghị cũng cho rằng với việc cấm dịch vụ taxi Uber hoạt động tại London, giới chức thành phố đã chuyển thị trường này cho một nhóm thiểu số những người muốn hạn chế lựa chọn của người tiêu dùng.
Uber được thành lập vào năm 2009 tại California, Mỹ, chuyên cung cấp dịch vụ cho khách hàng sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh trực tiếp kết nối với lái xe, với mức giá rẻ hơn so với các hãng taxi truyền thống.
Mặc dù mang tới nhiều lựa chọn mới cho cả khách hàng và lái xe, song hãng đang đối mặt với nhiều phản đối từ các doanh nghiệp taxi vì cho rằng hình thức taxi này không tuân thủ các quy tắc của taxi truyền thống.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá trị vốn hóa của Uber là 68 tỷ USD.
Người phát ngôn của Uber cho biết Uber quyết định kháng cáo để người dân London có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ của hãng, đồng thời nêu rõ sẽ tiếp tục tìm kiếm những cuộc thảo luận mang tính xây dựng với Cơ quan Giao thông London (TfL).
Theo giới chức tòa án Anh, dự kiến một phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 11/12 tới. Khoảng 40.000 tài xế Uber ở London sẽ được tiếp tục hoạt động cho đến khi thủ tục kháng cáo hoàn tất.
Trước đó, ngày 22/9, TfL thông báo sẽ rút giấy phép hoạt động của Uber tại London từ cuối tháng 9, cùng thời điểm giấy phép của Uber hết hạn.
Cơ quan này cho biết “cách thức và hành vi của Uber thể hiện thiếu trách nhiệm doanh nghiệp” liên quan đến một số vấn đề an toàn và an ninh cho cộng đồng. Tuy nhiên, đến ngày 24/9, hơn 600.000 người đã ký vào đơn kiến nghị yêu cầu TfL hủy quyết định này.
Đơn kiến nghị nêu rõ quyết định của TfL ảnh hưởng đến cuộc sống của một lượng lớn những tài xế thật thà và chăm chỉ, cũng như sẽ khiến thế giới nhìn nhận London là một thành phố thiếu cởi mở và đóng cửa đối với các doanh nghiệp sáng tạo.
Đơn kiến nghị này cũng cho rằng Uber là một dịch vụ di chuyển an toàn, đáng tin cậy với chi phí thấp, đồng thời khẳng định những người sử dụng dịch vụ của Uber sẽ không đồng tình với lệnh cấm của chính quyền thành phố.
Đơn kiến nghị cũng cho rằng với việc cấm dịch vụ taxi Uber hoạt động tại London, giới chức thành phố đã chuyển thị trường này cho một nhóm thiểu số những người muốn hạn chế lựa chọn của người tiêu dùng.
Uber được thành lập vào năm 2009 tại California, Mỹ, chuyên cung cấp dịch vụ cho khách hàng sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh trực tiếp kết nối với lái xe, với mức giá rẻ hơn so với các hãng taxi truyền thống.
Mặc dù mang tới nhiều lựa chọn mới cho cả khách hàng và lái xe, song hãng đang đối mặt với nhiều phản đối từ các doanh nghiệp taxi vì cho rằng hình thức taxi này không tuân thủ các quy tắc của taxi truyền thống.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá trị vốn hóa của Uber là 68 tỷ USD.