Tuy nhiên, ông Trump đã không thừa nhận thực tế rằng chất thải nhựa gây ô nhiễm biển không chỉ là trách nhiệm của riêng châu Á, bởi trách nhiệm các quốc gia giàu có bán phế liệu nhựa tái chế của họ cho châu Á là không thể vô can.
Lò tái chế toàn cầu: Trung Quốc
Lò tái chế toàn cầu: Trung Quốc
Vào tháng 1-2018, nhà nhập khẩu rác nhựa lớn nhất là Trung Quốc đã ngừng mua hầu hết chất thải tái chế sau 25 năm hoạt động. Động thái này làm chấn động ngành tái chế toàn cầu trị giá 200 tỷ USD, cũng như các nước xuất khẩu… rác chỉ biết dựa vào “lò tái chế” của Trung Quốc. Các thùng rác chất đống ở California, Australia và các nơi khác buộc họ phải lùng sục khắp thế giới để tìm những người mua mới. Các nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Malaysia đã thế chỗ, nhưng nhanh chóng bị choáng ngợp bởi khối lượng quá lớn mà Trung Quốc từng dễ dàng hấp thụ.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, rác thải nhựa của thế giới sẽ tăng 70% trong 30 năm. Năm 2015, các nghiên cứu cho biết trung bình 8,5 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra ngoài khơi mỗi năm, Trung Quốc đứng đầu danh sách 192 quốc gia ven biển gây ô nhiễm nhựa lớn nhất. Trong số 19 quốc gia tiếp theo trong danh sách Top 20, có tới 11 quốc gia ở châu Á.
Rác thải nhựa từ các nước phát triển tràn ngập Đông Nam Á.
Theo một nghiên cứu công bố trên báo Nature, 15 trong số 20 dòng sông mang nhiều nhựa thải ra biển nhất năm 2017 là ở châu Á, trong đó có 6 dòng sông ở Trung Quốc. Theo một nghiên cứu công bố trên Science Advances vào tháng 6-2018, chất thải nhựa nhập khẩu “đóng góp” thêm 12% chất thải nhựa trong nước của Trung Quốc. Con số đó đã chuyển thành 8,1 triệu tấn bổ sung trong số 67 triệu tấn rác thải sinh hoạt được tạo ra ở Trung Quốc.
Nếu nhôm có thể tái chế hoàn hảo thì nhựa ngược lại. Nhôm có thể được tái chế vô số lần để tạo ra lon nhôm mới. Nhưng nhựa chỉ có thể được tái chế một số lần. Mỗi loại nhựa đòi hỏi một quy trình tái chế khác nhau và nhựa được tạo ra từ hàng ngàn công thức khác nhau. Ngay cả 7 loại nhựa phổ biến nhất được sử dụng trong sản xuất tiêu dùng cũng có thành phần nhựa không nhất quán, khác nhau về màu sắc, độ trong suốt, trọng lượng, hình dạng và kích thước. Do vậy, phân loại tất cả những thứ đó là một việc rất tốn công sức. Bởi vậy, có đến 80% rác thải nhựa hỗn hợp của Mỹ được đẩy ra nước ngoài, nơi có lao động rẻ và các tiêu chuẩn môi trường thấp.
Mỹ không thể vô can
Mỹ không thể vô can
Trong nhiều thập niên, Trung Quốc là trung tâm của “thương mại tái chế” toàn cầu, khi nước này trở thành “xưởng sản xuất” của thế giới và nhu cầu đối với nhựa phế thải để làm nguyên liệu tăng đột biến. Sau khi vận chuyển hàng hóa đến Bờ Tây, trên đường về, thay vì container rỗng, các hãng vận chuyển đưa ra mức “giá đáy” cho các nhà xuất khẩu rác tái chế. Mỹ nhanh chóng trở thành một trong những khách hàng lớn nhất của Trung Quốc.
Năm 2016, 1/2 phế liệu nhựa tái chế thế giới đã được mua bán xuyên quốc gia. Trung Quốc đã nhập khẩu 45% tổng lượng nhựa thải thế giới từ năm 1992. Và sau năm 1997, khi sáp nhập thêm Hồng Công, con số này của Trung Quốc tăng lên tới 70%. Nhưng khi tốc độ sản xuất của Trung Quốc chậm lại và chi phí lao động tăng lên, Bắc Kinh không còn ham muốn đóng vai trò là “lò tái chế của thế giới” nữa. Lý do phần lớn chất thải tái chế nhập khẩu bị ô nhiễm đến mức không thể tái chế được, hàng đống chất thải nhập khẩu đành đưa vào các bãi rác của Trung Quốc và gây ô nhiễm nguồn nước.
Lệnh cấm được thi hành vào ngày 1-1-2018 và các hiệu ứng của nó đã lan tỏa trên toàn cầu. Ngay lập tức, nước Mỹ, nơi đã xuất khẩu khoảng 1/3 số rác tái chế hàng năm, bị ùn ứ khắp các cơ sở tái chế hay các bãi rác. Nhưng các nhà tái chế Mỹ đã sớm tìm thấy đối tác mới ở Malaysia và các quốc gia Đông Nam Á khác. Theo phân tích của Greenpeace Unearthed, các nhà tái chế Mỹ đã bán 91.505 tấn rác thải nhựa cho Thái Lan trong 6 tháng đầu năm 2018, tăng 1.985% so với 4.409 tấn được bán trong cùng kỳ năm 2017. Rác nhựa bán cho Malaysia, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, và Hàn Quốc cũng gia tăng mạnh mẽ trong cùng kỳ.
Vì một tương lai xanh?
Khi Trung Quốc cấm nhập khẩu nhựa tái chế, hàng trăm nhà tái chế nhựa Trung Quốc đã chuyển đến các nước Đông Nam Á. Họ thành lập các nhà máy mới, thường là bất hợp pháp, và tiếp tục nhập khẩu rác nhựa để tái chế. Trong nửa đầu năm 2018, nhập khẩu rác nhựa tăng 56% ở Indonesia, tăng gấp đôi ở Việt Nam. Trong cùng kỳ, theo số liệu của National Geographic, Malaysia đã nhận 215.000 tấn phế liệu nhựa từ Mỹ, 115.000 tấn từ Nhật Bản, 95.000 từ Anh và 37.000 từ Australia.
Vì một tương lai xanh?
Khi Trung Quốc cấm nhập khẩu nhựa tái chế, hàng trăm nhà tái chế nhựa Trung Quốc đã chuyển đến các nước Đông Nam Á. Họ thành lập các nhà máy mới, thường là bất hợp pháp, và tiếp tục nhập khẩu rác nhựa để tái chế. Trong nửa đầu năm 2018, nhập khẩu rác nhựa tăng 56% ở Indonesia, tăng gấp đôi ở Việt Nam. Trong cùng kỳ, theo số liệu của National Geographic, Malaysia đã nhận 215.000 tấn phế liệu nhựa từ Mỹ, 115.000 tấn từ Nhật Bản, 95.000 từ Anh và 37.000 từ Australia.
Khi chuyển sang nước khác, mục tiêu của các nhà tái chế Trung Quốc là nấu chảy nhựa phế liệu thành hạt vì họ tin rằng chúng đạt độ tinh khiết để vượt qua kiểm tra của Hải quan. Nhìn thấy những viễn cảnh đó, các nước như Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia cũng bắt đầu áp đặt một loạt hạn chế đối với nhựa tái chế nhập khẩu, bao gồm cấm, kiểm tra, đóng băng việc cấp giấy phép mới, thuế và phí mới, và tấn công vào các hoạt động bất hợp pháp. Malaysia hiện đã đóng cửa 130 nhà máy nhập khẩu chất thải nhựa bất hợp pháp. Chính phủ nước này đang thực hiện các bước để cấm vĩnh viễn nhựa không thể tái chế và chỉ cho phép nhập khẩu nhựa tái chế có giá trị cao.
Malaysia ủng hộ một hiệp ước quốc tế nhằm hạn chế phế liệu một cách công bằng và minh bạch vào năm ngoái, Na Uy đề nghị bổ sung phế liệu nhựa vào danh sách các vật liệu được quy định trong Công ước Basel năm 1992 về việc vận chuyển chất thải nguy hại giữa các quốc gia. Nếu điều này được thông qua, việc vận chuyển phế liệu nhựa qua biên giới sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn. Nó cũng sẽ bắt buộc các nước xuất khẩu phải nhận được sự đồng ý từ các quốc gia nhập khẩu trước khi phế liệu chuyển về.
Những con số giật mình * Từ năm 1950-2015, nhân loại đã thải ra khoảng 6,9 tỷ tấn nhựa, nhưng chỉ có 9% trong số này được tái chế. * Từ tháng 1 đến 11-2018, Malaysia đã nhập khẩu khoảng 200 triệu tấn nhựa phế liệu từ Mỹ, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. * 30.000 container chứa đầy rác thải nhựa nhập khẩu tồn đọng tại các cảng của Thái Lan vào thời điểm tháng 6-2018 do trục trặc về giấy phép nhập khẩu. Con số này ở Việt Nam là 9.000 container. |