Việt Nam được tài trợ 4,8 triệu liều vaccine Quinvaxem

(ĐTTCO) - Tại Hội thảo truyền thông nguy cơ trong công tác tiêm chủng mở rộng mới đây, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết Liên minh toàn cầu về vaccine (GAVI) tài trợ Quinvaxem cho Việt Nam đến hết năm 2020 với số lượng mỗi năm khoảng 4,8 triệu liều.

(ĐTTCO) - Tại Hội thảo truyền thông nguy cơ trong công tác tiêm chủng mở rộng mới đây, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết Liên minh toàn cầu về vaccine (GAVI) tài trợ Quinvaxem cho Việt Nam đến hết năm 2020 với số lượng mỗi năm khoảng 4,8 triệu liều.

Sau giai đoạn này, Việt Nam sẽ chủ động hoàn toàn về nguồn vaccine, có thể sẽ cân nhắc chọn lại Quinvaxem hoặc lựa chọn vaccine khác thay thế.

PGS.TS Trần Đắc Phu ,Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện 92% trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng tại nước ta vẫn tiêm Quinvaxem, 8% còn lại tiêm vaccine dịch vụ chủ yếu ở các thành phố lớn.

Theo PGS.TS Phu, trong 9 tháng đầu năm nay, trong số nhiều triệu mũi vaccine được tiêm cho trẻ, có 3.000 trường hợp có phản ứng thông thường với vaccine, trong đó có 16/32 ca phản ứng nặng tử vong (8 trường hợp do Quinvaxem, 5 trường hợp do tai biến sau tiêm lao và 3 trường hợp sau tiêm viêm gan B). 31% các trường hợp tử vong là do trùng hợp ngẫu nhiên.

Tuy nhiên, ông Phu khuyên người dân không nên quá lo lắng về phản ứng sau tiêm Quinvaxem vì trên thực tế, phản ứng nặng sau tiêm Pentaxim và Quinvaxem là tương đương.

"Nếu so với số lượng vaccine được tiêm ra thì vaccine viêm gan B sơ sinh, vaccine lao tỉ lệ gặp phản ứng còn cao hơn Quinvaxem lao. Viêm gan B chỉ tiêm 1 mũi, còn Quinvaxem tiêm 3 mũi và hiện tỉ lệ tai biến sau tiêm Quinvaxem vẫn thấp hơn khuyến cáo của nhà sản xuất và WHO", ông Phu nói.

Dẫn chứng cụ thể là trong năm 2015, tại TPHCM có 300.000 trẻ tiêm Quinvaxem, Hà Nội có 280.000 trẻ nhưng chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong do Quinvaxem. Ông Phu cho rằng, nếu cứ chờ đợi vaccine dịch vụ, trẻ rất dễ nhiễm bệnh.

Trước đó, Lao Động từng đưa tin, trong năm 2015, cả nước ghi nhận trên 380 trường hợp mắc ho gà, trong đó 50% ca bệnh là chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đầy đủ. Để giám sát hoạt động tiêm chủng sát sao hơn, thời gian tới Bộ Y tế sẽ cấp mỗi trẻ mã ID riêng, sau đó nhập vào phần mềm quản lý. Khi đó dù trẻ di chuyển đến đâu, chỉ cần nhập ID sẽ hiển thị đầy đủ các loại vắc xin trẻ được tiêm.

Các tin khác