Đây là minh chứng cho một thực tế rằng những người đổ tiền vào Việt Nam là vì mục đích dài hạn. Người mua nước ngoài chiếm tới 50% của tất cả các thương vụ giao dịch nhà ở thành công. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) không chỉ vào Việt Nam để thiết lập các hoạt động, mà họ còn cam kết giữ tiền của họ ở lại.
10 tháng thu hút gần 6 tỷ USD
Không phải ngẫu nhiên mà trang mạng nước ngoài công bố những số liệu này. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), nếu như cả quý I-2018, lĩnh vực BĐS đứng thứ 3 về thu hút đầu từ trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn 486 triệu USD, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư, thì bước sang quý II đã vươn lên đứng thứ hai với tổng vốn tăng vọt ở mức 5,54 tỷ USD, chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư. Tính đến tháng 10-2018, thu hút FDI của lĩnh vực BĐS đạt gần 6 tỷ USD, tiếp tục đứng thứ 2 trong số các lĩnh vực thu hút FDI.
BĐS đang là đích nhắm của các NĐTNN khi đến tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Khi tìm được đối tác uy tín, họ sẵn sàng tham gia liên doanh, góp vốn kinh doanh. Việc hợp tác này là tất yếu trên cơ sở tận dụng thế mạnh của hai bên. Lợi thế của chủ đầu tư trong nước là am hiểu thị trường, đường đi nước bước, thủ tục pháp lý, văn hóa kinh doanh... Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực về vốn, kinh nghiệm phát triển, quản lý dự án sẽ làm gia tăng giá trị thương hiệu sản phẩm đầu ra. Ông Nguyễn Nam Hiền, Phó Tổng giám đốc Hung Thinh Corp. |
Đáng chú ý, đóng góp lớn nhất cho kết quả thu hút FDI vào BĐS trong năm nay chính là siêu dự án của Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản). Siêu dự án đô thị thông minh sẽ được xây dựng với tổng vốn đầu tư lên đến 4,1 tỷ USD, trên diện tích 272ha. Cùng thời điểm, Hà Nội thu hút được dự án Lotte Mall Hà Nội, với tổng vốn đầu tư đăng ký 600 triệu USD, do NĐT Hàn Quốc đầu tư với mục tiêu xây dựng khu tổ hợp tiêu chuẩn quốc tế cao cấp bao gồm trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng, căn hộ du lịch kinh doanh lưu trú ngắn ngày.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô - một dự án BĐS tầm cỡ cũng vừa được chấp thuận tăng vốn thêm 1,12 tỷ USD.
Cùng với 3 dự án trên, ghi nhận cho thấy, nhiều NĐT ngoại hiện đang tích cực tìm đến các địa phương có tiềm năng phát triển BĐS để thâu tóm quỹ đất, tìm đối tác phát triển. Đơn cử, mới đây 14 tập đoàn đa quốc gia từ Hồng Công, Hoa Kỳ, Anh, Ireland, Đức và Thái Lan đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Đồng Nai. Trước hết, các NĐT mong muốn đầu tư một trung tâm vui chơi giải trí phức hợp rộng hơn 200ha (gồm có khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, khách sạn 5 sao, nơi triển lãm) tại Khu đô thị mới Long Hưng (TP Biên Hòa) để thu hút khách trong và ngoài nước.
Ngoài ra, một số thương vụ M&A cũng diễn ra mạnh mẽ như Keppel Land (Singapore) mua 16% cổ phần còn lại của Tổng công ty cổ phần Đường sông miền Nam (Sowatco) trong dự án khu phức hợp Saigon Centre ở TPHCM; Hongkong Land trở thành đối tác chiến lược với Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII) để phát triển nhà ở tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm; Alpha King mua lại dự án Ngân Bình Golden Hill Complex từ Công ty TNHH đầu tư xây dựng Ngân Bình. Alpha King hiện đang nổi lên như một hiện tượng khi tăng cường sự hiện diện ở nhiều dự án khủng ở lõi TP, gồm Alpha Town, SJC Tower, The Centennial...
Tín hiệu tốt
Với nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc và ổn định trong thập niên qua, có thể thấy Việt Nam trở thành thỏi nam châm thu hút nhiều NĐTNN. Dẫn đầu danh sách là các NĐT châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc chiếm tới 73,9% trong tổng vốn FDI của tất cả các ngành công nghiệp, bao gồm cả BĐS. Theo quan sát, có một tín hiệu tốt là nếu như trước đây vốn ngoại chủ yếu chảy vào phân khúc BĐS cao cấp, nghỉ dưỡng, thì trong vòng 5 năm qua, dòng vốn FDI bắt đầu nắn sang phân khúc nhà ở vừa túi tiền, thậm chí là nhà giá rẻ đáp ứng nhu cầu ở thực.
Tín hiệu tốt
Với nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc và ổn định trong thập niên qua, có thể thấy Việt Nam trở thành thỏi nam châm thu hút nhiều NĐTNN. Dẫn đầu danh sách là các NĐT châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc chiếm tới 73,9% trong tổng vốn FDI của tất cả các ngành công nghiệp, bao gồm cả BĐS. Theo quan sát, có một tín hiệu tốt là nếu như trước đây vốn ngoại chủ yếu chảy vào phân khúc BĐS cao cấp, nghỉ dưỡng, thì trong vòng 5 năm qua, dòng vốn FDI bắt đầu nắn sang phân khúc nhà ở vừa túi tiền, thậm chí là nhà giá rẻ đáp ứng nhu cầu ở thực.
Đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước cần đánh giá lại các dự án chậm triển khai dựa theo Luật Đất đai. Song song với việc thanh lọc các nhà đầu tư “tay không bắt giặc”, trước khi phê duyệt dự án mới, khâu thẩm định năng lực, uy tín của nhà đầu tư phải được thực hiện nghiêm túc. Cơ quan quản lý có thể thông qua việc mở một tài khoản trung gian, yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ để đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ cam kết đề ra. GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) |
Tiêu biểu cho xu hướng nói trên không thể không nhắc đến 2 NĐT đến từ Nhật Bản là Nishi Nippon Railroad và Hankyu Hanshin Properties. Hai NĐT này hiện đã bắt tay với Tập đoàn Nam Long phát triển liên tiếp 5 dự án BĐS phân khúc nhà ở “vừa túi tiền” (affrordable housing), từ quy mô khu chung cư căn hộ biệt lập đến mở rộng phát triển tầm khu đô thị như Flora Anh Đào 1,1ha, Fuji Residence 5,38ha, Kikyo Residence 5,3ha (quận 9), Mizuki Park 26ha (huyện Bình Chánh), Akari City 8,5ha (Bình Tân) và Waterpoint 355ha (tỉnh Long An).
Nhìn về cơ hội đầu tư BĐS, lãnh đạo Nishi Nippon Railroad cho biết, Việt Nam là đất nước có nền kinh tế duy trì tăng trưởng ổn định, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức trung bình từ 5-7% hàng năm, có dân số đông, cơ cấu dân số trẻ và vẫn tiếp tục theo xu hướng gia tăng dân số. Đó là những yếu tố vĩ mô để tin rằng Việt Nam sẽ là thị trường đầy triển vọng trong dài hạn.
"Khi hợp tác với Nam Long, chúng tôi quan tâm đến dự án, chính sách kinh doanh cung cấp nhà ở chất lượng cao với giá vừa túi tiền và góp phần vào sự phát triển của khu vực, xã hội. Một doanh nghiệp không chỉ giới hạn ở giải pháp cung cấp nhà ở, mà còn cố gắng xây dựng cộng đồng dân cư sôi động, đây là yếu tố rất phù hợp với quan điểm của chúng tôi, là đối tác thích hợp để chúng tôi bắt đầu kinh doanh nhà ở Đông Nam Á” - vị lãnh đạo Nishi Nippon Railroad nhấn mạnh.
Phối cảnh dự án Alpha City Cống Quỳnh, góc đường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM, đây là dự tâm huyết của chủ đầu tư Alpha King.
Nói đến nhà ở vừa túi tiền tại TPHCM còn có một cái tên nổi bật khác là Hung Thinh Corp. Tính bình quân mỗi năm đơn vị này cung cấp cho thị trường trên dưới 7.000 sản phẩm căn hộ, giá dao động từ 1,2-3 tỷ đồng/căn. Từ chỗ thành công và kiên định với chiến lược đầu tư nhà ở vừa túi tiền cho người thu nhập thấp, giới trẻ 8X, 9X, Hung Thinh Corp thời gian qua nhận được rất nhiều lời đề nghị hợp tác từ các đối tác ngoại.
Chưa tiết lộ nhưng theo nguồn tin riêng, Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) đang “âm thầm” hợp tác với Hung Thinh từ 1-2 dự án và có thể sẽ “bắt tay” chặt chẽ hơn nữa trong một số dự án quy mô lớn hơn nữa.
Cân nhắc chọn lọc NĐT
Kênh đầu tư BĐS luôn đứng top 1 và 2 trong thu hút vốn FDI, cho thấy mức độ quan tâm của các NĐTNN vào lĩnh vực này rất lớn. Và không thể phủ nhận tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của nguồn vốn FDI trong việc làm thay đổi diện mạo đô thị, cung cấp các giải pháp, kinh nghiệm phát triển, quản lý vận hành dự án chuyên nghiệp hơn.
Cân nhắc chọn lọc NĐT
Kênh đầu tư BĐS luôn đứng top 1 và 2 trong thu hút vốn FDI, cho thấy mức độ quan tâm của các NĐTNN vào lĩnh vực này rất lớn. Và không thể phủ nhận tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của nguồn vốn FDI trong việc làm thay đổi diện mạo đô thị, cung cấp các giải pháp, kinh nghiệm phát triển, quản lý vận hành dự án chuyên nghiệp hơn.
Tuy nhiên, không nên quá lạc quan vì đằng sau những con số thống kê đẹp như mơ về lượng vốn chảy vào BĐS là những dự án “khủng” trì trệ, trơ xương cùng tuế nguyệt, lãng phí nguồn lực đất đai rất lớn tại nhiều địa phương. Điển hình là dự án Thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya (2 tỷ USD); Khu đô thị đại học quốc tế (3,5 tỷ USD); Trung tâm tài chính Việt Nam (VFC) tại TPHCM...Theo báo cáo Bộ KH&ĐT, tính đến nay số vốn đầu tư nước ngoài cam kết vào Việt Nam đã đạt trên 333 tỷ USD, trong số này có đến 150 tỷ USD vốn FDI đăng ký vẫn chưa được thực hiện.
Theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, kết quả thu hút vốn FDI vào BĐS thời gian đạt được những kết quả ấn tượng, tích cực và thiết thực. Song cần rà soát, xem xét lại thực trạng ghi vốn ảo, xí phần rồi đắp chiếu như báo chí phản ánh.
Trong bối cảnh thị trường BĐS nghỉ dưỡng, BĐS cao cấp đang dư thừa nguồn cung, Nhà nước nên hạn chế cấp phép thêm. Thay vào đó, khuyến khích và nắn dòng vốn FDI vào lĩnh vực BĐS phục vụ cho các nhu cầu bức thiết của xã hội như BĐS dành cho người thu nhập thấp, trung bình và các lĩnh vực sản xuất khác. Đối với những dự án ghi vốn nhưng chậm triển khai theo luật định, chính quyền địa phương cần có biện pháp xử lý cứng rắn, kiên quyết thu hồi để giao cho những NĐT có năng lực thật sự.
Trong nhiều năm qua, BĐS luôn là một trong những lĩnh vực thu hút vốn FDI hàng đầu tại Việt Nam. Bất chấp những giai đoạn thăng trầm, khủng hoảng xảy ra, lượng vốn chảy vào lĩnh vực BĐS vẫn trong xu thế tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhìn nhận, hiệu quả thu hút dòng vốn này trên thực tế còn nhiều bất cập, không ít dự án ghi vốn “khủng” nhưng 5-10 năm sau vẫn là… bãi đất trống. |