“Vũ điệu” gốm Chăm

(ĐTTCO) - Ngày 29-11, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. 
Gốm Chăm hiện nay còn hiện diện chủ yếu ở 2 làng Hamu Crok (Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận) và Ligok (Trì Đức, tỉnh Bình Thuận), được xem là làng nghề truyền thống cổ xưa nhất khu vực Đông Nam Á, bởi trong sản phẩm gốm chứa đựng nhiều nét riêng biệt về văn hóa, đời sống, sinh hoạt... rất độc đáo của đồng bào Chăm.

'Vũ điệu' gốm Chăm ảnh 1Nguyên liệu làm gốm là đất có độ dẻo cao tại làng Bàu Trúc

'Vũ điệu' gốm Chăm ảnh 2Việc chế tác gốm Chăm được làm hoàn toàn bằng tay, nghệ nhân đi giật lùi quanh bàn chế tác tạo hình gốm, không dùng bàn xoay

'Vũ điệu' gốm Chăm ảnh 3Những người đàn ông Chăm tham gia công đoạn tạo hoa văn cho sản phẩm gốm

'Vũ điệu' gốm Chăm ảnh 4Lớp trẻ làng gốm Bàu Trúc học nghề để phát huy tinh hoa văn hóa của cộng đồng dân tộc Chăm

'Vũ điệu' gốm Chăm ảnh 5Gốm Chăm được nung lộ thiên

'Vũ điệu' gốm Chăm ảnh 6Gốm Chăm không có khuôn mẫu cố định, mỗi sản phẩm mang hình thù khác biệt

'Vũ điệu' gốm Chăm ảnh 7Du khách tham quan làng gốm Bàu Trúc, được nghệ nhân hướng dẫn cách làm gốm Chăm

Các tin khác