Kỹ sư Vũ Đình Thanh - chuyên gia kỹ thuật của Tập đoàn sản xuất tên lửa Nga NPO ALMAZ, người vừa trình diễn nguyên lý nỏ thần An Dương Vương một loạt bắn giết vạn quân giặc, cho rằng, do thám quân Thanh chắc hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi nghe Hoàng đế Quang Trung tuyên bố cho quân ta ăn Tết sớm và ngày mùng 7 Tết sẽ ăn Tết tại Thăng Long.
Hoàng đế Quang Trung còn lớn tiếng khẳng định “Bớ chư quân, phàm ai bằng lòng chiến đấu thì hãy vì ta giết sạch quân giặc. Nếu ai không muốn thì hãy xem ta giết vài vạn tên trong một trận, đó không phải là chuyện hiếm lạ đâu”.
Vua Quang Trung đã thực hiện lời tuyên bố của mình chỉ trong 5 ngày, tiêu diệt đội quân xâm lược mà theo hịch của chủ tướng giặc Tôn Sĩ Nghị "số quân đó là 1 triệu cả quân lẫn phu, với những danh tướng giỏi nhất của Trung Hoa thời đó".
Hỏa cầu của quân đội nhà Tây Sơn hiện được trưng bày trong bảo tàng tại Việt Nam |
Câu hỏi đặt ra là Hoàng đế Quang Trung đã dùng thứ vũ khí gì mà hàng chục vạn giặc chết đến nỗi chôn thành 12 gò đống hay "chỉ trong chốc lát 5.000 quân bị giết". Thứ vũ khí đó hẳn rất uy lực và khủng khiếp khiến cho quân nhà Thanh ở vùng biên giới với Việt Nam khi nghe quân Đại Việt tiến đến đã đồng loạt bỏ chạy mà theo sử sách của cả 2 bên còn ghi lại là "hàng trăm dặm không một bóng người".
Ông Thanh nhấn mạnh, uy lực của thứ vũ khí đó khủng khiếp đến nỗi mà vua nhà Thanh phải bỏ tục cống người vàng và gả con gái cho vua Quang Trung.
Sau nhiều năm nghiên cứu vũ khí của vua Quang Trung, kỹ sư Vũ Đình Thanh khẳng định bằng chứng về việc Hoàng đế Quang Trung sử dụng vũ khí hủy diệt phốt pho là quá rõ ràng. “Cái khó ở đây là làm sao để người dân Việt Nam tâm phục khẩu phục là vua Quang Trung đã chế tạo được vũ khí phốt pho và sử dụng vũ khí phốt pho qua những bằng chứng là chính sử và các hiện vật còn lại đến ngày hôm nay”, ông Thanh nói.
Hoàng Sa, Trường Sa có trữ lượng phốt pho khổng lồ từ phân chim mà chính theo điều tra của Pháp thì lượng phốt phát hình thành từ phân chim đó có thể đủ cho nông nghiệp Đông Dương thời Pháp dùng đến 50 năm.
Cách quân Tây Sơn dùng vũ khí hỏa cầu. Ảnh minh họa |
Ít ai biết rằng thực dân Pháp đã ký hợp đồng với công ty Nhật Mitsui Bussan Kaisha về việc khai thác phốt pho ở Hoàng Sa những năm 1920 và chính phốt pho từ Hoàng Sa, Trường Sa đã giúp đế quốc Nhật xâm chiếm Triều Tiên, Trung Quốc.
Trên thực tế, việc chế tạo phốt pho từ phân chim rất đơn giản. Thế giới công nhận ông Hennig Brand người Đức điều chế ra phốt pho nguyên chất trước thời vua Quang Trung cả 100 năm. Cụ thể, vào năm 1669, ông Hennig Brand điều chế phốt pho theo cách đơn giản là chưng cất nước tiểu, chất thải người trộn với cát.
"Cách này thì hoàn toàn trùng hợp với cách mà đồng bào dân tộc cạnh các hang dơi chưng cất đất có ngấm đẫm nước tiểu dơi cả nghìn năm nay. Thành phần phốt pho trong phân chim hay đất cát ngấm phân chim hàng chục nghìn năm cao hơn gấp nghìn lần phốt pho trong nước tiểu người”, ông Thanh cho biết.
Việc vận chuyển phốt pho nguyên chất có thể thực hiện được nếu dìm phốt pho dưới nước. Điều này liên tưởng đến hiện tượng đặc biệt của quân Tây Sơn khi hành quân thì hai người khiêng một cái thuyền bịt kín, đó chính là phốt pho được dìm trong nước.
Bí mật vũ khí chính là chìa khóa giúp quân đội Tây Sơn "thần tốc, thắng nhanh", tiêu diệt gọn hàng chục vạn quân xâm lược. Ảnh minh họa |
Theo kỹ sư Thanh, việc vũ khí phốt pho của vua Quang Trung phát huy uy lực khủng khiếp cũng chính là nhờ sự thiếu hiểu biết của quân Thanh về ô xy trong không khí. Ngày nay chỉ cần kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy và đọc quân lệnh của chủ tướng giặc Tôn Sĩ Nghị về cách đối phó với hỏa cầu, hỏa hổ của quân Đại Việt thì ai cũng hiểu rõ vì sao quân Thanh lại chết nhiều như vậy.
Quân lệnh của giặc ghi: “Một loại vũ khí đặc biệt của người An Nam là hỏa cầu. Đó là khối kim khí rỗng ruột nhét đầy thuốc súng… trên đầu có ngòi. Lính của chúng sẽ đốt ngòi nổ và ném về phía ta, nếu thấy hỏa cầu thì chỉ cần né tránh là không việc gì cả”.
Quân Thanh không đề cập đến một nguyên tắc về phòng cháy chữa cháy ngày nay là khi có đám cháy trong không gian kín nhiều người thì nguy hiểm nhất và gây chết người nhiều nhất là do thiếu ô xy. Đó cũng là lý giải vì sao "Chỉ trong chốc lát 5.000 quân bị giết” ở đồn Khương Thượng, chết sạch cả tướng lẫn quân khi quân Đại Việt tấn công vào ban đêm dùng thần công đặt trên voi bắn hỏa cầu vào đồn giặc hoặc ngồi trên voi ném liên tiếp hỏa cầu vào đồn giặc.
5.000 tên giặc đó chắc võ nghệ rất cao cường đứng sát cánh bên nhau trong không gian hẹp sẵn sàng triển khai công phu nhưng không biết rằng với lượng hỏa cầu nổ liên tiếp thì chỉ 5 phút là hết sạch oxy và cả hầu như tất cả bị chết bị ngạt.
Hỏa cầu Tây Sơn ngày nay vẫn còn trong các bảo tàng có vỏ rất dầy mà nhồi thuốc súng hay thuốc nổ đen vào thì không phá vỡ được cái vỏ đó. Điều này chứng minh loại hỏa cầu Tây Sơn khi nổ sẽ phụt ra một loại hóa chất qua lỗ của hỏa cầu và loại hóa chất này tự cháy được trong không khí (duy nhất loại hóa chất thời đó tự cháy được trong không khí là phốt pho).
Điều này cũng trùng hợp với ghi chép về hỏa cầu của Tây Sơn trong sử nhà Thanh, rằng “nhanh như sấm chớp, nóng như thò tay vào vạc dầu”. Phốt pho tự tác dụng với không khí nên nhanh như sấm chớp và gây vết bỏng đặc trưng là trợt da sâu y hệt như thò tay vào vạc dầu.
Điều này cũng lý giải hiện tượng hàng vạn quân Thanh chạy khỏi đồn Ngọc Hồi hầu như không có bất cứ kháng cự gì với quân ta, rồi chịu chém đến nỗi “máu chảy ngập mắt cá chân”. Vũ khí phốt pho nổ trong đồn giặc gây hiện tượng tắc đường thở, lượng oxy tuy chưa chết hẳn nhưng xuống thấp khiến hàng vạn quân giặc trong không gian hẹp bị tai biến không chiến đấu được.
Thêm một điều nữa trong lịch sử liên quan đến phốt pho, cái mà người Pháp tư vấn quý nhất cho nhà Nguyễn, theo kỹ sư Thanh chính là cách đối phó với hiệu ứng thiếu oxy khi quân Tây Sơn triển khai vũ khí phốt pho. Kỹ sư Thanh đã nhìn rõ cách nhà Nguyễn áp dụng điều này khi dãn cách xa tầm bắn của quân Tây Sơn. Đó là một yếu tố để nhà Nguyễn thắng được Tây Sơn sau này khi vua Quang Trung mất.