Các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt do Covid-19 và nguồn tài trợ sụt giảm mạnh khiến nền kinh tế vốn đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ của Triều Tiên phải quỳ gối.
Hơn bao giờ hết, cuộc khủng hoảng lương thực ảnh hưởng đến một bộ phận lớn dân số, đến nỗi người đứng đầu WFP David Beasley đã phải kêu gọi quốc tế hỗ trợ nhân đạo.
Trong Diễn đàn Toàn cầu vì Hòa bình Hàn Quốc do Bộ Thống nhất Seoul tổ chức hàng năm, Tổng giám đốc WFP bày tỏ rõ ràng sự tin tưởng vào sự hợp tác giữa các quốc gia và kêu gọi triển khai vào thực tế: "Tôi tin tưởng rằng hợp tác quốc tế là chìa khóa sẽ mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho trẻ em ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Đây là cơ hội của chúng ta để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn mà tất cả chúng ta đều muốn thấy. "
Ngày nay, điều kiện sống của dân thường ở Triều Tiên ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, 60% dân Triều Tiên có nguy cơ đói mỗi ngày.
Văn phòng Các vấn đề Nhân đạo của Liên Hợp Quốc, trong báo cáo thường niên mới nhất của mình, đã nhấn mạnh tình trạng thiếu lương thực và thuốc thiết yếu, tất cả đều dẫn đến sự sụt giảm đột ngột của thị trường lao động.
Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, khoảng 10,4 triệu người ở Triều Tiên đang cần các chương trình phúc lợi khẩn cấp, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Tình hình tồi tệ hơn do đại dịch, đã gia tăng cô lập đất nước nhiều hơn. Những hạn chế mang tính ngăn chặn khiến các tổ chức nhân đạo quốc tế khó tiếp cận với Triều Tiên.
Các văn phòng của Liên Hợp Quốc đã được đặt tại Bình Nhưỡng và ở các thành phố khác của Triều Tiên kể từ năm 1995. Beasley nhận xét: "Các nhân viên của Liên Hợp Quốc, mặc dù với số lượng ít, gần như là duy nhất còn lại hiện nay ở Triều Tiên. Sự hiện diện của họ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và cả để liên hệ với chính phủ".