Xăng ethanol Việt Nam

Gần một năm qua, thị trường Việt Nam đã bắt đầu làm quen và sử dụng nguồn nhiên liệu mới: xăng E5. Đây là sản phẩm xăng pha ethanol (95% xăng dầu mỏ, 5% ethanol) do Nhà máy Ethanol Đại Tân (Đại Lộc, Quảng Nam) sản xuất. Theo xu thế của thế giới, đây là nguồn nhiên liệu thay thế trong tương lai khi dầu mỏ và than đá cạn kiệt.

Gần một năm qua, thị trường Việt Nam đã bắt đầu làm quen và sử dụng nguồn nhiên liệu mới: xăng E5. Đây là sản phẩm xăng pha ethanol (95% xăng dầu mỏ, 5% ethanol) do Nhà máy Ethanol Đại Tân (Đại Lộc, Quảng Nam) sản xuất. Theo xu thế của thế giới, đây là nguồn nhiên liệu thay thế trong tương lai khi dầu mỏ và than đá cạn kiệt.  

Cả thế giới hướng đến

Trước sự cạn kiệt của nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và than đá, các nước trên thế giới đang tích cực tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế, trong đó có nhiên liệu sinh học - giải pháp khả thi nhất tính đến thời điểm hiện nay. Hiện nay, nhiên liệu sinh học được chia làm 3 loại: diezel sinh học (biodiezel), xăng sinh học (ethanol, butanol) và sinh khối (biogas).

Nhà máy ethanol Đại Tân cung ứng nhiên liệu để pha chế thành xăng E5. Ảnh: K.NGUYÊN

Nhà máy ethanol Đại Tân cung ứng nhiên liệu để
pha chế thành xăng E5. Ảnh:  K.NGUYÊN

Ngoài vai trò năng lượng thay thế, nhiên liệu sinh học còn là nguồn năng lượng sạch vì giảm đáng kể hiệu ứng nhà kính (nguyên nhân chính làm trái đất nóng lên gây biến đổi khí hậu, hiểm họa loài người đang đối mặt).

Chính vì vậy, một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Brazil và nhiều nước châu Âu đã nghiên cứu, sản xuất và sử dụng nguồn nhiên liệu này cho ô tô, xe máy.

Hiện nay, sản lượng nhiên liệu sinh học của thế giới đã vượt 100 triệu tấn/năm và dự kiến đến năm 2020 đạt trên 200 triệu tấn/năm, đáp ứng khoảng 20% nhu cầu nhiên liệu cho động cơ đốt trong.

Tại Việt Nam, thời gian qua, nhiều tổ chức, DN bắt đầu nghiên cứu ứng dụng nhiên liệu sinh học. Chính phủ rất quan tâm đến việc sản xuất và sử dụng loại nhiên liệu này.

Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2025”. Để khuyến khích phát triển nghiên cứu, sản xuất nhiên liệu này, Nhà nước có những chính sách ưu đãi cao nhất đối với sản xuất nhiên liệu sinh học và đã ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho diezel và xăng sinh học.

Như vậy, nhà máy ethanol lớn nhất Việt Nam và thứ 3 Đông Nam Á đi vào hoạt động không chỉ là giải pháp cho nhiên liệu thay thế, mà còn là lối ra cho nông dân trồng sắn ở miền Trung, Tây nguyên. 

Tính đến thời điểm hiện nay, ngoài Nhà máy ethanol Đại Tân do CTCP Đồng Xanh đầu tư xây dựng đã đi vào hoạt động, còn 5 nhà máy khác trên cả nước đang xây dựng và hoàn thiện. Đến năm 2012, Việt Nam có khả năng sản xuất 0,5 triệu tấn ethanol và hàng trăm tấn diezel sinh học.

Lợi ích về môi trường, an ninh năng lượng, nâng cao đời sống nông dân của các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học đã được công nhận, sự ủng hộ mạnh mẽ từ Chính phủ và cộng đồng.

Cần hỗ trợ của Nhà nước

Xăng ethanol Việt Nam ảnh 2Tính đến thời điểm hiện nay, cả nước có 40 trạm bán băng E5. Thời gian tới, sẽ tiến hành pha chế xăng E10 (10% ethanol). So với giá xăng 100% từ dầu mỏ, giá xăng pha ethanol rẻ hơn vài trăm đồng/lít. Theo tính toán sơ bộ, nếu mỗi ngày bán 16 triệu lít xăng E10 sẽ tiết kiệm được 16 tỷ đồng. Ngoài ra, bã sắn thải ra trong quá trình sản xuất ethanol được dùng làm phân bón vi sinh bán với giá hỗ trợ cho nông dân trồng sắn.
Xăng ethanol Việt Nam ảnh 3

Ông LƯU QUANG THÁI,
Chủ tịch HĐQT CTCP Đồng Xanh

Một trong những DN tiên phong trong lĩnh vực sản xuất ethanol là CTCP Đồng Xanh, với việc đầu tư hơn 600 tỷ đồng xây dựng Nhà máy Ethanol Đại Tân tại Quảng Nam. Nhà máy có diện tích 18ha, công suất 100.000 tấn/năm (tương đương 125 triệu lít/năm).

Tháng 9-2009, Ethanol Đại Tân sản xuất mẻ sản phẩm đầu tiên, đạt tiêu chuẩn Việt Nam (tương đương tiêu chuẩn Hoa Kỳ). Năm 2010 nhà máy sản xuất thử nghiệm 3 tháng để hoàn thiện công nghệ, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật, hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải và sản xuất 12.000 tấn ethanol phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Tháng 2-2011, Ethanol Đại Tân khánh thành và đi vào hoạt động. Theo kế hoạch, nhà máy chạy 70% công suất, sản xuất 70.000 tấn ethanol/năm. 30% trong số đó được sử dụng trong nước, 70% còn lại phục vụ xuất khẩu.

Theo tính toán, nhà máy tạo việc làm ổn định cho 300 công nhân, tiêu thụ nguyên liệu (chủ yếu sắn khô) cho khoảng 20.000 nông dân tỉnh Quảng Nam và các tỉnh miền Trung, Tây nguyên.

Tuy nhiên, do đây là sản phẩm mới nên khi chen chân vào thị trường đã gặp khó khăn trước sản phẩm truyền thống, do tâm lý, thói quen người tiêu dùng và xung đột lợi ích gây ra.

Ngoài ra, vốn đầu tư để sản xuất nhiên liệu sinh học rất cao nên nhiều DN không đủ lực để thực hiện. Chính vì vậy, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ DN trong phát triển nguồn nhiên liệu này.

Vấn đề trạnh tranh mua nguyên liệu hiện nay giữa các nhà máy sản xuất bột mì với nhà máy sản xuất ethanol… có đảm bảo được sản xuất bình thường nguồn nhiên liệu sinh học?

Ông Lưu Quang Thái cho rằng nhà máy ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, việc đầu tư chỉ nhắm vào những thửa ruộng trồng sắn mẫu để hướng dẫn nông dân thâm canh, từ đó nhân rộng diện tích trồng sắn trên địa bàn, tạo vùng nguyên liệu chủ động và ổn định để đảm bảo phát triển.

Rút kinh nghiệm từ việc đầu tư, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra mang tính rủi ro cao của các nhà máy bột mì ở miền Trung - Tây nguyên trước đây, hiện nay nhà máy chỉ hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ giá phân bón vi sinh và khuyến khích nông dân thâm canh sắn, chứ không bao tiêu toàn bộ. Đặc biệt, vừa qua xảy ra tình trạng các nhà máy và thương lái tranh nhau mua sắn nguyên liệu, đã đẩy giá sắn tăng cao, giá nguyên liệu bất ổn định…

Nếu nguồn nguyên liệu sắn trong khu vực miền Trung - Tây nguyên không đảm bảo, thậm chí cả nước không đủ cung cho nhà máy hoạt động, nhà máy đã tính đến phương án nhập nguyên liệu từ các nước trong khu vực. Như vậy, nguyên liệu để sản xuất ethanol vẫn duy trì ổn định, không ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực.

Các tin khác