Hiện TPHCM có khoảng 1.200 chung cư, chiếm 14,6% tỷ lệ nhà ở trên điạ bàn. Trong đó có 474 chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975, không có hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) đáp ứng đúng quy định.Chưa có PCCC đã đưa dân vào ở
Theo đại tá Huỳnh Ngọc Quang, Trưởng phòng Hướng dẫn chỉ đạo về phòng cháy, Cảnh sát PCCC TPHCM, cần xây dựng thói quen quan sát đường thoát nạn, vị trí thoát nạn khi bước vào các khu chung cư, nhà cao tầng. Khi xảy ra sự cố, bình tĩnh tìm đến đường thoát nạn gần nhất, các phòng lánh nạn. Đối với các nhà cao tầng, thang bộ là lối thoát nạn duy nhất và sân thượng là khu vực lánh nạn an toàn. Trong tình huống bất khả kháng, khi các lối thoát nạn không an toàn, lập tức chạy vào bên trong căn hộ. Tại các căn hộ chung cư, trong thiết kế quy định cửa căn hộ là cửa chống cháy, vì vậy có tối thiểu 30 phút an toàn bên trong căn hộ. Việc đầu tiên cần làm là chống khói tràn vào căn hộ bằng cách sử dụng vật cản như chăn ướt chèn vào khe cửa. Sau đó chạy ra ban công, báo tín hiệu cho hệ thống cứu nạn cứu hộ. Lưu ý các thang dây, thang móc… chỉ được sử dụng trong trường hợp không còn bất cứ đường thoát nào. Vội vã sử dụng trong khi chưa được tập huấn rất dễ dẫn đến nguy hiểm tính mạng
Đối với các chung cư mới xây dựng, qua kiểm tra phát hiện rất nhiều chủ đầu tư ngay từ các khâu cơ bản để bàn giao sử dụng công trình đã thực hiện không đúng quy định, có 7 chung cư chưa nghiệm thu PCCC đã đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, việc xây dựng không đúng tiêu chuẩn quy định, sử dụng không đúng công năng, trang bị không đầy đủ các hệ thống phòng chống cháy nổ… là những vấn đề thường xuyên mắc phải của nhiều chủ đầu tư.
Ban quản trị của chung cư là đơn vị quản lý trực tiếp, có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hệ thống an ninh an toàn, PCCC, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân… nhưng có đến 50% số chung cư hiện nay chưa thành lập được ban quản trị.
“Ý thức người dân sống tại chung cư hiện nay còn thấp, nói thẳng là thờ ơ với chính mạng sống của mình. Hầu hết các hộ đến nhận nhà đều không quan tâm đến hệ thống PCCC của khu vực mình sinh sống thế nào, đã được nghiệm thu chưa, có đáp ứng đủ yêu cầu an ninh, an toàn hay không. Quản lý nhà nước cũng còn nhiều thiếu sót khi chưa có chế tài xử phạt cụ thể. Đơn cử 1 công trình chưa nghiệm thu nhưng đã đưa vào sử dụng, trước đây khi phát hiện chỉ bị phạt hành chính 75 triệu đồng, giờ có tăng lên nhưng cũng không đáng kể. Không có biện pháp chế tài đủ sức răn đe thì không thể loại bỏ tình trạng này”, ông Hải nói.
Nâng cao kỹ năng
Tham dự buổi hội thảo, đại tá Huỳnh Ngọc Quang, Trưởng phòng Hướng dẫn chỉ đạo về phòng cháy, Cảnh sát PCCC TPHCM, cho rằng, vấn đề không phải ở nhà đất hay chung cư cái nào an toàn hơn cái nào mà quan trọng nhất là ý thức của người dân và chủ đầu tư.
Năm 2017 TPHCM xảy ra hơn 1.000 vụ cháy thì chỉ có 11 vụ xảy ra ở các khu chung cư hay nhà cao tầng, số còn lại chủ yếu xảy ra ở các khu dân cư và nhà mặt đất. Việc chọn ở nhà chung cư cao tầng phải đặt vấn đề công tác an toàn rất cao. Chính vì thế từ khâu kiểm duyệt, thiết kế, nghiệm thu… của một công trình đều phải tuân thủ quy định rất chặt chẽ, đảm bảo tối đa an toàn cho người sử dụng.
Đối với chung cư Carina vừa xảy ra vụ cháy, mặc dù đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt, nghiệm thu; tất nhiên thiết kế theo đúng tiêu chuẩn nhưng khi đưa vào sử dụng, yếu tố con người chấp hành không nghiêm ngặt, không tuân thủ đầy đủ quy định yêu cầu về PCCC nên khi xảy ra hỏa hoạn các hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động… không hoạt động.
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, ý thức người dân cũng không chấp hành đầy đủ theo quy định, toàn bộ hệ thống cửa cầu thang chống khói thoát hiểm không được đóng, khiến khói độc tràn vào, cầu thang thoát hiểm biến thành cầu thang tử nạn. Hiện nay tại nhiều chung cư xảy ra phổ biến các trường hợp làm ảnh hưởng đến an toàn PCCC như câu mắc điện chằng chịt, lấn chiếm hành lang, vô hiệu hóa tác dụng của thang thoát hiểm, thậm chí là trộm cắp các thiết bị PCCC…
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, ý thức người dân cũng không chấp hành đầy đủ theo quy định, toàn bộ hệ thống cửa cầu thang chống khói thoát hiểm không được đóng, khiến khói độc tràn vào, cầu thang thoát hiểm biến thành cầu thang tử nạn. Hiện nay tại nhiều chung cư xảy ra phổ biến các trường hợp làm ảnh hưởng đến an toàn PCCC như câu mắc điện chằng chịt, lấn chiếm hành lang, vô hiệu hóa tác dụng của thang thoát hiểm, thậm chí là trộm cắp các thiết bị PCCC…
Cơ quan PCCC có trách nhiệm thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề, đột xuất nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức trách nhiệm giám sát của chủ đầu tư và người dân, những người trực tiếp hàng ngày sử dụng, vận hành chung cư. Đối với các nhà chung cư, nếu tuân thủ đầy đủ các quy tắc thì dù cháy ở tầng hầm hay bất kỳ chỗ nào, sự việc được xử lý rất nhanh sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng.
Khởi tố chủ đầu tư chây ì khắc phục vi phạm PCCC
Ngày 3-4, tại cuộc họp kiểm điểm tình hình công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn Hà Nội, lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã yêu cầu 29 chung cư chưa hoàn thành khắc phục những vi phạm PCCC phải xử lý xong trước ngày 30-4. Đồng thời yêu cầu công an Hà Nội và cảnh sát PCCC Hà Nội chuyển hồ sơ một số chủ đầu tư chây ì trong khắc phục vi phạm PCCC để đề nghị khởi tố điều tra, xử lý.
Thiếu tướng Hoàng Quốc Định - Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, trong năm 2017 và quý 1-2018 trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 1.100 vụ cháy, nổ. Trong đó, quý 1-2018 xảy ra 280 vụ, riêng cháy nhà cao tầng xảy ra 87 vụ. Những vụ cháy nêu trên đã khiến 24 người chết, 18 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính 617 tỷ đồng.
Thiếu tướng Hoàng Quốc Định - Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, trong năm 2017 và quý 1-2018 trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 1.100 vụ cháy, nổ. Trong đó, quý 1-2018 xảy ra 280 vụ, riêng cháy nhà cao tầng xảy ra 87 vụ. Những vụ cháy nêu trên đã khiến 24 người chết, 18 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính 617 tỷ đồng.
Tính đến ngày 2-4, trên địa bàn thành phố có 50/79 công trình đã được nghiệm thu về PCCC. Như vậy, thành phố còn tồn tại 29 công trình vi phạm về PCCC, trong đó 15 công trình khó có khả năng khắc phục. Theo nhận định của Cảnh sát PCCC TP Hà Nội, tình hình cháy, nổ trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ có dấu hiệu gia tăng.
Trước tình hình cháy nổ tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội đã nghiêm khắc phê bình Sở Xây dựng Hà Nội về việc 6 tháng cuối năm 2017 và quý 1-2018 đã không lắp đặt trụ nước chữa cháy, trong khi TP còn thiếu 3.477 trụ và cần ngay 577 trụ nước. Đồng thời chỉ rõ trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương trong công tác bảo đảm an toàn PCCC. Về hướng xử lý 29 chung cư chưa hoàn thành khắc phục những vi phạm PCCC, lãnh đạo TP yêu cầu tiếp tục xử lý xong trước ngày 30-4 với 14 công trình có thể khắc phục được. Sau thời gian này, Công an Hà Nội và cảnh sát PCCC TP chuyển hồ sơ một số chủ đầu tư chây ì trong khắc phục vi phạm PCCC để đề nghị khởi tố điều tra, xử lý.
Trước tình hình cháy nổ tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội đã nghiêm khắc phê bình Sở Xây dựng Hà Nội về việc 6 tháng cuối năm 2017 và quý 1-2018 đã không lắp đặt trụ nước chữa cháy, trong khi TP còn thiếu 3.477 trụ và cần ngay 577 trụ nước. Đồng thời chỉ rõ trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương trong công tác bảo đảm an toàn PCCC. Về hướng xử lý 29 chung cư chưa hoàn thành khắc phục những vi phạm PCCC, lãnh đạo TP yêu cầu tiếp tục xử lý xong trước ngày 30-4 với 14 công trình có thể khắc phục được. Sau thời gian này, Công an Hà Nội và cảnh sát PCCC TP chuyển hồ sơ một số chủ đầu tư chây ì trong khắc phục vi phạm PCCC để đề nghị khởi tố điều tra, xử lý.
Đồng thời, Hà Nội sẽ có kế hoạch đi kiểm tra đột xuất và xử lý tại chỗ những công trình còn vi phạm. Lãnh đạo Hà Nội cũng yêu cầu 30 quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch kiểm tra tất cả các vấn đề về an toàn PCCC trên địa bàn trước ngày 10-4, tổ chức kiểm tra trong 2 tháng từ 15-4 đến 15-6 và báo cáo tổng hợp về UBND TP trước ngày 25-6.
Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, cơ quan này sẽ rà soát kiểm tra 100% công trình nhà cao tầng, trong đó có trên 1.100 công trình, tòa nhà chung cư cao tầng. Đối với các công trình mới, nếu hiện đang thi công mà vi phạm nghiêm trọng về PCCC thì Cảnh sát PCCC Hà Nội sẽ đề xuất, phối hợp với các quận huyện kiên quyết không cho thi công. Với các công trình có vi phạm nhưng đã có người ở thì một mặt xử lý kiên quyết, mặt khác yêu cầu nhà đầu tư phải tăng cường hơn nhân lực trong thời điểm chưa khắc phục được các tồn tại về PCCC theo quy định.
Cũng liên quan tới tình hình cháy nổ trên địa bàn Hà Nội, liên tiếp trong những ngày vừa qua, người dân tại nhiều chung cư Hà Nội đã có những phản ánh đầy bức xúc về tình trạng không đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ nơi họ sinh sống, khiến nguy cơ hỏa hoạn luôn đe dọa tính mạng và tài sản của người dân.
Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, cơ quan này sẽ rà soát kiểm tra 100% công trình nhà cao tầng, trong đó có trên 1.100 công trình, tòa nhà chung cư cao tầng. Đối với các công trình mới, nếu hiện đang thi công mà vi phạm nghiêm trọng về PCCC thì Cảnh sát PCCC Hà Nội sẽ đề xuất, phối hợp với các quận huyện kiên quyết không cho thi công. Với các công trình có vi phạm nhưng đã có người ở thì một mặt xử lý kiên quyết, mặt khác yêu cầu nhà đầu tư phải tăng cường hơn nhân lực trong thời điểm chưa khắc phục được các tồn tại về PCCC theo quy định.
Cũng liên quan tới tình hình cháy nổ trên địa bàn Hà Nội, liên tiếp trong những ngày vừa qua, người dân tại nhiều chung cư Hà Nội đã có những phản ánh đầy bức xúc về tình trạng không đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ nơi họ sinh sống, khiến nguy cơ hỏa hoạn luôn đe dọa tính mạng và tài sản của người dân.