Dưới đây là danh sách các vấn đề Bắc Kinh có thể phải cân đối trong năm tới để tăng trưởng ổn định.
Chiến lược Zero Covid-19
Lập trường không khoan nhượng của Trung Quốc đối với đại dịch Covid-19 đã giúp nước này phục hồi mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, chi phí duy trì chính sách này đang tăng lên.
Các nhà phân tích cho biết, tiêu dùng của các hộ gia đình có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, do hạn chế đi lại, khóa cửa và tâm lý tiêu dùng yếu.
“Chúng tôi dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ nhanh chóng giảm tốc do nền tảng cao, sự chuyển dịch tiêu dùng nước ngoài từ hàng hóa lâu bền sang dịch vụ khi nhiều quốc gia lựa chọn sống chung với Covid, nhu cầu hàng hóa lâu bền giảm tự nhiên, đồng nhân dân tệ mạnh do nhập khẩu dịch vụ hạn chế, và lạm phát chỉ số giá sản xuất tăng mạnh,” Nomura cho biết trong một báo cáo được công bố vào đầu tháng này.
Áp lực với việc làm
Theo Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia (NFID), tỷ lệ thất nghiệp ở những người có trình độ học vấn tiên tiến của đất nước này luôn ở mức trên 20% trong năm nay.
Li Yang, Chủ tịch của NFID, cho biết thị trường lao động đang bị mất cân bằng nghiêm trọng khi Trung Quốc đẩy mạnh khai thác các ngành công nghiệp nặng và công nhân đang bị sa thải. Một cuộc đàn áp đối với việc dạy thêm sau giờ học và lĩnh vực tài sản có thể khiến tình trạng thất nghiệp của thanh niên trở nên tồi tệ hơn.
Các lĩnh vực liên quan đến bất động sản chiếm khoảng 28% GDP của Trung Quốc và khoảng 26% việc làm ở thành thị. Do đó, thua lỗ và vỡ nợ trên thị trường BĐS gây rủi ro cho các nhà phát triển, chủ nợ, ngân hàng, chính quyền địa phương và các hộ gia đình, theo một báo cáo của Moody’s công bố hôm 25-11.
Khủng hoảng năng lượng
Giá than cao và tồn kho thấp đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng điện tồi tệ nhất từ trước đến nay của Trung Quốc trong năm nay. Nhiều tỉnh đã thực hiện phân chia điện dẫn đến mất điện cho các nhà máy và hộ gia đình.
Bắc Kinh đáp trả bằng cách thúc đẩy sản xuất than và tự do hóa giá cả trên thị trường điện do nhà nước kiểm soát để giảm bớt áp lực tài chính đối với các nhà máy phát điện chạy bằng than.
Tình trạng thiếu điện có thể quay trở lại vào mùa đông khi nhu cầu tăng trở lại và Thế vận hội mùa đông diễn ra từ ngày 4-20 tháng 2 năm sau cũng có thể dẫn đến việc các nhà máy đóng cửa trên diện rộng.
Giảm nợ lĩnh vực tài sản
Một nỗ lực mới để giảm nợ trong lĩnh vực BĐS trong năm nay đã gây cản trở cho tăng trưởng của Trung Quốc, dẫn đến giảm doanh số bán và giá nhà nói chung.
Điều đó có thể trở nên trầm trọng hơn khi áp dụng thuế bất động sản thí điểm ở một số khu vực. Đề án này được áp dụng cho tài sản thổ cư và không phải nhà ở, cũng như chủ sở hữu đất đai và tài sản, nhưng không bao gồm đất ở nông thôn thuộc sở hữu hợp pháp và nhà ở nông thôn.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần nói nhà là để mọi người ở, không phải để đầu cơ, nhưng các biện pháp của chính phủ cho đến nay vẫn không thể giúp đạt được các mục tiêu của ông Tập.
Những gì cần thiết là cải cách hoàn toàn thị trường nhà ở, thu thuế, tài chính của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, và lĩnh vực ngân hàng.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
Mô hình kinh tế do nhà nước lãnh đạo và các chính sách công nghiệp của Trung Quốc là một điểm nhức nhối trong quan hệ thương mại với Mỹ.
Mặc dù Bắc Kinh đã nỗ lực tham gia CPTPP, thúc đẩy một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và các đối thủ cạnh tranh tư nhân, nhưng khó có khả năng sớm thực hiện những thay đổi quan trọng.
Oxford Economics cho biết hôm 25-11, Trung Quốc có thể thực hiện thêm các bước để giảm thuế nhập khẩu, giảm bớt dòng vốn và cho phép đầu tư nước ngoài nhiều hơn vào các lĩnh vực bị hạn chế.
Nhưng họ sẽ duy trì mô hình kinh tế do nhà nước lãnh đạo, bất chấp những lời kêu gọi từ Mỹ và EU hướng tới mức trợ cấp thấp hơn của nhà nước.